Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11): Chung tay đẩy lùi vấn nạn của xã hội

TGVN. Hiện nay, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những vi phạm về quyền con người phổ biến nhất trên thế giới và những tác động tiêu cực của bạo lực gây ra đối với nạn nhân, gia đình và cộng đồng là vô cùng to lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Việc ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, cứ ba phụ nữ trên thế giới thì có một người sẽ trở thành đối tượng của bạo lực giới.
Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11): Hành động để xóa bỏ bạo lực với phụ nữ
Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ - Hành động để xóa bỏ bạo lực với phụ nữ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Nhiều phụ nữ vẫn có nguy cơ cao bị bạo lực

Tại Việt Nam, theo Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, cứ ba phụ nữ thì có gần hai phụ nữ (gần 63%), bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua). Trong đó, phụ nữ khuyết tật bị các hình thức bạo lực do chồng gây ra cao hơn so với phụ nữ không bị khuyết tật.

So với Báo cáo năm 2010, tỷ lệ phụ nữ bị các dạng bạo lực đã giảm nhẹ. Thay đổi tích cực diễn ra rõ nét ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi, họ không cam chịu và mạnh mẽ hơn trong đấu tranh với bạo lực. Những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ bị bạo lực cũng thấp hơn và điều này cho thấy trình độ học vấn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phụ nữ tự tin hơn, mạnh mẽ và độc lập hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, nhiều phụ nữ vẫn có nguy cơ cao bị bạo lực. Tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn được che giấu do định kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội. Sự im lặng, kỳ thị của cộng đồng và “văn hóa đổ lỗi” là những rào cản khiến người bị bạo lực không dám lên tiếng và kìm hãm sự giúp đỡ. Trẻ em cũng là nạn nhân, dễ gặp rủi ro hơn trong cuộc sống khi phải sống trong gia đình có xảy ra bạo lực.

Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cũng chỉ ra, bạo lực đối với phụ nữ vẫn bị che giấu. Một nửa số phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.

Bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của phụ nữ và trẻ em, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gây ra cho nền kinh tế Việt Nam tương đương với 1,8% GDP.

Đáng lo ngại, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vốn đã tồn tại trước đó đã trở nên càng trầm trọng hơn. Các báo cáo gần đây liên quan đến Covid-19 đã chỉ ra rằng những hạn chế về di chuyển, cách ly xã hội và các biện pháp ngăn chặn tương tự, cùng với áp lực cũng như căng thẳng về kinh tế-xã hội hiện tại hoặc đang gia tăng đối với các gia đình, đã dẫn đến sự leo thang của bạo lực, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em.

Ở nhiều quốc gia, số trường hợp bạo lực gia đình ước tính đã tăng lên ít nhất 30%. Tại Việt Nam, đường dây nóng 1900 969 680 của Ngôi nhà Bình yên (nhà tạm lánh thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh dương 1800 1769 (do UNFPA hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc-KOICA hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ninh) đã nhận được gấp đôi số cuộc gọi kêu cứu trong những tháng qua so với cùng kỳ những năm trước đó.

Đẩy mạnh các giải pháp xóa bỏ bạo lực với phụ nữ

Việc ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tất cả mọi người đều là một phần trong quá trình phát triển của xã hội. Do đó, trong những năm qua, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn và tiến tới giảm thiểu thực trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, nâng cao chất lượng công tác bình đẳng giới.

Đây được xem là nền tảng quan trọng thể hiện sự quan tâm, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Cụ thể, nhiều văn bản pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ gia đình và phòng ngừa bạo lực gia đình đã được ban hành, như: Hiến pháp năm 1992, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030...

Bên cạnh đó, một số mô hình, như: Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh cộng đồng, cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới, Trung tâm công tác xã hội cung cấp bình đẳng giới, trường học an toàn, thân thiện không bạo lực, thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái đã được triển khai thực hiện, góp phần từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ và cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới.

Những nỗ lực của Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục...

Việt Nam hiện là một trong ba nhóm các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động, xếp thứ 68/166 nước về chỉ số phát triển giới.

Tuy nhiên, trước tình trạng nhiều phụ nữ vẫn có nguy cơ cao bị bạo lực, cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm xóa bỏ các nguy cơ này. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, hiện nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang triển khai xây dựng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện pháp luật, chính sách và Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thực hành về bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực đối với phụ nữ.

Xóa bỏ bạo lực với phụ nữ không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ và mỗi người dân. Theo đó, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương cần thực hiện đồng bộ lồng ghép hiệu quả công tác bình đẳng giới với các chương trình mục tiêu khác, đưa các nội dung của công tác phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các đơn vị, địa phương. Thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới ở các cấp, các ngành và trong các tầng lớp nhân dân.

Hội Thi CLB Gia Đình Phát Triển Bền Vững Năm 2020 tại Phú Yên
Một tiết mục tham gia Hội thi CLB Gia đình phát triển bền vững năm 2020 tại Phú Yên, tháng 6/2020. (Nguồn: Báo Phú Yên)

Bên cạnh đó, cần duy trì và nhân rộng các mô hình, như: Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ gia đình không sinh con thứ 3... Đẩy mạnh và khuyến khích hơn nữa nam giới tham gia vào công tác phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Cùng với đó, giải quyết hiệu quả các bất bình đẳng, các chính sách, chương trình liên quan về giới, nâng cao tính tự chủ của phụ nữ để họ tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Đối với mỗi người phụ nữ, cần nâng cao nhận thức về giá trị bản thân, nâng cao trình độ hiểu biết, đặc biệt là kiến thức gia đình, chú ý đến kiến thức pháp luật, tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để tự bảo vệ mình và lên tiếng khi bị bạo lực...

Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hội nhập quốc tế

Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hội nhập quốc tế

TGVN. Ngày 24/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Việt - Mỹ 'Thúc đẩy sự tham gia của phụ ...

Hội thảo toàn cầu Thế hệ kế tiếp: Hỗ trợ phụ nữ trước rủi ro mới

Hội thảo toàn cầu Thế hệ kế tiếp: Hỗ trợ phụ nữ trước rủi ro mới

TGVN. Đây là chủ đề có tính thời sự khi đại dịch Covid-19 tác động mạnh tới vai trò, đặt ra nhiều thách thức mới ...

Tăng quyền năng cho phụ nữ ASEAN: Quyết tâm cao nhất, động lực lớn nhất, cơ hội sáng nhất

Tăng quyền năng cho phụ nữ ASEAN: Quyết tâm cao nhất, động lực lớn nhất, cơ hội sáng nhất

TGVN. Với sáng kiến tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Việt Nam ...

QT. (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump sẽ giải quyết câu chuyện Nga-Ukraine và tình hình Trung Đông như thế nào?
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ vui mừng về sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt Nam-Lào trong thời ...
Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.
Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới qua vai trò của báo chí.
Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, VPTT về Nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan đã tổ chức sự kiện 'Ẩm thực cho em' tại huyện Mù Căng Chải, Yên Bái, chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề 'Phụ nữ xây dựng hòa bình trong môi trường biến động'.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động