Ngày thế giới phòng, chống bom mìn (4/4): Chung tay vì cuộc sống bình yên

Việt Nam là một trong những quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lực lượng công binh Công ty xử lý bom mìn vật nổ 319 (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện Hải Hà (Quảng Ninh) di chuyển, đưa về điểm hủy nổ an toàn quả bom MK 82, đường kính 0,274 m, chiều dài 1,54 m, trọng lượng khoảng 225 kg, bên trong thân bom có 93 kg thuốc nổ, tháng 5/2018. (Nguồn: TTXVN)
Lực lượng công binh Công ty xử lý bom mìn vật nổ 319 (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện Hải Hà (Quảng Ninh) di chuyển, đưa về điểm hủy nổ an toàn quả bom MK 82, đường kính 0,274 m, chiều dài 1,54 m, trọng lượng khoảng 225 kg, bên trong thân bom có 93 kg thuốc nổ, tháng 5/2018. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 4/4 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn, hay còn gọi là Ngày quốc tế nâng cao nhận thức về bom mìn, với nhiều sự kiện, hoạt động được tổ chức khắp nơi trên thế giới như một lời cam kết của Liên hợp quốc trong các nỗ lực vì một thế giới không bom mìn và tàn dư của chất nổ sau chiến tranh.

Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bom mìn.

Hậu quả nặng nề

Việt Nam là một trong những quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp về hiện trạng tồn lưu ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, diện tích đất đai Việt Nam hiện bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ là 6,1 triệu ha.

Số bom mìn, vật liệu chưa nổ sót lại sau chiến tranh hiện nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung nhất ở các tỉnh miền Trung. Trong đó, Quảng Trị là tỉnh có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn cao nhất cả nước với hơn 81% trên tổng diện tích đất.

Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm và có thể gây nổ bất cứ lúc nào khi bị tác động trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt; hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hóa học.

Theo thống kê, từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương (hàng nghìn người tàn phế suốt đời), trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em.

Riêng tỉnh Quảng Trị có gần 8.540 nạn nhân bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong đó nạn nhân là trẻ em chiếm trên 31%.

Nhiều nhóm giải pháp

Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm...

Ngay sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên, lâu dài.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã triển khai đồng thời nhiều nhóm giải pháp để thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Tháng 4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 504/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 nhằm huy động nguồn lực trong nước và nước ngoài đẩy nhanh tốc độ khắc phục hậu quả bom mìn; Tháng 4/2018, Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 701) được thành lập.

Hằng năm, Việt Nam đã chi hàng nghìn tỷ đồng để triển khai các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ tái định cư ở vùng ô nhiễm bom, mìn tại những vùng đất bị ô nhiễm, tập trung những địa bàn, tỉnh, thành có diện tích ô nhiễm cao như: Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Hà Giang, Đồng bằng sông Cửu Long…

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo 701, riêng trong giai đoạn 2010-2020, tổng diện tích khảo sát, rà phá bom mìn là hơn 500.000 ha (hơn 400.000 ha do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện, 80.000 ha do các tổ chức quốc tế thực hiện); tổng nguồn lực dành cho công tác khảo sát, rà phá bom mìn là hơn 12.624 tỷ đồng.

Riêng tỉnh Quảng Trị đến nay đã xác định được hơn 446 triệu m2 đất ô nhiễm bom chùm, trong đó đã xử lý trên 86 triệu m2 đất, đồng thời đã xử lý là hơn 740.700 quả đạn, pháo các loại.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bom mìn. Chất lượng cuộc sống và sức khỏe của các nạn nhân bom mìn, chất độc da cam/dioxin từng bước được cải thiện thông qua các chương trình, dự án, hoạt động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các tổ chức có liên quan.

Đến nay, 100% nạn nhân bom mìn đã được giải quyết chế độ chính sách, tặng thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ phục hồi chức năng, học nghề…

Phép nhân tạo giá trị gia tăng

Xác định việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh đây là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực vô cùng to lớn nên sự phối hợp chặt chẽ cũng như những nỗ lực chung giữa Việt Nam với các đối tác và bạn bè quốc tế sẽ là phép nhân tạo ra nhiều giá trị gia tăng mạnh mẽ cho nhiệm vụ này ở Việt Nam.

Chính vì vậy, khắc phục hậu quả chiến tranh trở thành một nội dung quan trọng trong thúc đẩy hợp tác, nhất là hợp tác quốc phòng, giữa Việt Nam và các nước, các đối tác trong khu vực và quốc tế mà tiêu biểu là sáng kiến của Việt Nam về thành lập Nhóm chuyên gia về hành động mìn nhân đạo trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).

Những năm qua, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đã có những hỗ trợ quý báu về trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động khắc phục hậu quả bom, mìn ở Việt Nam. Trong ảnh: Bà Rose E. Gottemoeller, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thăm hiện trường Dự án rà phá bom, mìn của tổ chức MAG (Tổ chức nhân đạo phi Chính phủ tại Anh) và NPA (Tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy tại Việt Nam) tại thôn Tràng Soi, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tháng 3/2015. (Nguồn: TTXVN)
Bà Rose E. Gottemoeller, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm hiện trường một Dự án rà phá bom, mìn tại thôn Tràng Soi, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tháng 3/2015. (Nguồn: TTXVN)

Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ, hợp tác tích cực và có hiệu quả từ cộng đồng quốc tế thông qua việc chia sẻ về các nguồn lực, kinh nghiệm.

Trong đó phải kể đến chính phủ Mỹ hỗ trợ chuyển giao các trang thiết bị rà phá bom, mìn và hỗ trợ điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn ở 6 tỉnh miền Trung.

Peace Trees Vietnam là tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Mỹ được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm và phá hủy bom mìn, vật liệu nổ tại Việt Nam. Hơn 20 năm qua, thông qua các dự án, chương trình nhân đạo, Peace Trees Vietnam đã góp phần giảm bớt những nguy cơ liên quan tai nạn bom mìn, tạo ra vùng đất an toàn cho người dân địa phương sinh sống và canh tác.

Bên cạnh đó, Peace Trees Vietnam tập trung vào các hoạt động phát triển cộng đồng, bao gồm chương trình hỗ trợ y tế khẩn cấp, hỗ trợ phát triển kinh tế, xây giếng nước sạch… và hỗ trợ hơn 2.000 suất học bổng.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thực hiện các dự án rà phá bom, mìn tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình. Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) viện trợ để thực hiện dự án “Việt Nam-Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh” tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định...

Tuy đạt được những kết quả khả quan, nhưng theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD cần thiết cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.

Do đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn.

Trước thực tế nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn còn khó khăn, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, vận động thu hút tài trợ ODA, tài trợ không hoàn lại, tài trợ nhân đạo cho thực hiện chương trình.

Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần làm giảm thiệt hại do hậu quả của bom mìn là đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng tránh bom mìn.

TIN LIÊN QUAN
Đoàn phóng viên quốc tế thăm và tìm hiểu Thừa Thiên Huế và Quảng Trị
Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Trung tâm quốc tế hành động bom mìn nhân đạo Geneva và các đối tác
Tiếp sức cho các nạn nhân bom mìn chống lại đại dịch Covid-19
Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Bài 2 – Vượt qua nỗi đau da cam
Việt - Mỹ chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh: Bài 1- Sức sống nơi vùng đất chết

QT. (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Phiên bản di động