Từ xa xưa hoa lan đã được coi là loài hoa vương giả dành riêng cho giới nhà giàu và quý tộc, không chỉ sở hữu vẻ ngoài thanh tao mà thú chơi lan còn cần phải đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc trong quá trình chăm sóc.
Hoa lan rất dễ nhiễm bệnh từ vi khuẩn nấm và các côn trùng gây hại, đặc biệt là loài nhện đỏ, vì vậy người trồng lan cần có những biện pháp kịp thời xử lý để tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Là một trong những người chơi lan có tiếng tại Hà Nội, anh Nguyễn Tiệp đã có những chia sẻ chi tiết về cách phòng chống, diệt trừ nhện đỏ - loài côn trùng được mệnh danh là nỗi ám ảnh của những người trồng lan.
Anh Nguyễn Tiệp - chủ vườn lan nổi tiếng tại Hà Thành. |
Nhện đỏ là loài có kích thước rất nhỏ chỉ bằng đầu cây kim hoặc nhỏ hơn cả sợi tóc. Bạn rất khó để phát hiện ra chúng bằng mắt thường, màu sắc nhện đỏ thay đổi tùy theo độ tuổi, khi mới nở chúng có màu xanh vàng lợt, lớn hơn chúng chuyển sang màu hồng và lúc khi trưởng thành có màu đỏ đậm. Loài nhện này thường sinh sôi và phát triển mạnh nhất là vào mùa khô từ khoảng tháng 1 tới tháng 5 âm lịch.
Dấu hiệu nhận biết khi lan bị nhện đỏ tấn công
Theo nghiên cứu và quan sát của anh Tiệp sau nhiều năm trồng và chăm sóc hoa lan, anh cho biết “Vào mùa khô loài nhện này sẽ tìm đến và bắt đầu tấn công vườn lan của bạn. Nếu bạn quan sát thấy lá từ màu xanh xuất hiện những mảng trắng và chuyển hẳn sang màu vàng, héo dần rồi rụng thì đó chính là lúc cây lan bị nhện đỏ tấn công.
Khi quan sát kĩ phía dưới mặt lá bạn sẽ thấy các vết lõm vào và thô ráp, lá lan từ từ mỏng dần và bị mềm hơn. Hầu hết chúng đều tập trung ở dưới mặt lá, dùng vòi chích vào các mô và các tế bào để hút nhựa sống của cây lan. Khi số vết chích tăng lên, lá sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng và chuyển sang màu nâu đen, trở nên khô dần làm cây lan còi cọc, nếu không kịp thời xử lý cây sẽ bị chết.
Bên cạnh đó, nhện đỏ còn là tác nhân cho nấm bồ hóng (những mảng đen bán dưới lá hay trên giả hành) phát triển. Nấm bồ hóng hấp thu dinh dưỡng từ chất thải của nhện đỏ bám kín bề mặt lá làm mất giá trị thẩm mỹ và cây quang hợp kém.
Những loài lan dễ bị nhện đỏ xâm nhập và gây hại: lan Kim Điệp, lan long tu, vẩy cá, nhất điểm hồng, vân lan, hồ điệp, vũ nữ…
Biện pháp phòng trừ nhện đỏ
Thường thì người trồng lan sẽ có những bí quyết riêng để tiêu diệt sâu bệnh cho vườn lan của mình. Với nhện đỏ, anh Nguyễn Tiệp thường sử dụng luân phiên một số loại thuốc sau: Danitol 10 EC, Nissornun 5EC, Pegasus 500EC, Comite 73 EC, Ortus 5EC, Polo 500EC, Cascade 5EC…
Cách sử dụng: Pha dung dịch theo tỷ lệ ghi trên bao bì, sau đó đặt ngửa vòi xịt để thuốc bám dính vào mặt dưới của lá, các khe, kẽ lá của cây lan nhằm giúp phát huy tác dụng tối đa của thuốc. Phun ít nhất 3 lần, chu kỳ 5 ngày 1 lần khi trị nhện. Còn phòng nhện xuất hiện thì phun 15-30 ngày 1 lần. Chú ý phải phun trúng nhện thì nó mới chết vì loài này có khả năng sống khá cao.
Sau một thời gian, bạn theo dõi cây bằng kính lúp, để kịp thời phát hiện nhện đỏ, khi nhện xuất hiện nhiều thì mới xịt thuốc, làm như vậy không những đỡ tốn kém tiền mua thuốc, công phun xịt, giảm bớt độc hai do hơi thuốc bay vào trong nhà, khu sinh hoạt... Và không làm tăng tính kháng thuốc đối với nhện (một đối tượng thường có tính kháng thuốc rất cao). Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung phân bón cho cây sau khi phun thuốc nhằm giúp cây nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe.
Ngoài ra, khi mật độ nhện bám trên lá ít, bạn có thể dùng 15ml dầu ăn pha chung 2ml nước rửa chén, pha 2 lít nước. Sau đó, lắc đều và phun thật đẫm mặt trên và mặt dưới lá lan. Sau khoảng 15-30 phút, dùng lấy vòi nước tưới lại toàn bộ lan để trôi hết tất cả những gì bạn đã xịt trước đó. Làm liên tục 3-5 lần, chu kỳ 3 – 5 ngày phun 1 lần khi trị nhện và phòng nhện xuất hiện thì phun 10-20 ngày 1 lần.
Hiện tại sau gần 4 năm trồng và chăm sóc hoa lan, anh Nguyễn Tiệp giờ là chủ sở hữu vườn lan với tổng diện tích gần 300 m2. Trong đó có nhiều loài hoa đột biến có giá trị kinh tế cao như 5ct Sơn nữ sơn la, 5ct người đep không tên, 5ct bảo duy, … Anh Nguyễn Tiệp cũng hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và chia sẻ được những hiểu biết về lan của mình đến những người chơi lan trên toàn quốc.
Để cùng anh Nguyễn Tiệp chia sẻ các cách chăm sóc các loài hoa lan hãy truy cập link :
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100054892999133