Nghệ nhân tò he kể chuyện giữ nghề giữa thời đại số

Bạch Dương - Minh Hằng
Để nghề tò he duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn giữa thời đại số, nghệ nhân Đặng Văn Hậu hướng tới hai việc chính là khôi phục con giống cổ và truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nghệ nhân Đặng Văn Hậu - một trong số nghệ nhân trẻ tuổi nhất gắn bó với nghề tò he tại Xuân La (Hà Nội), để tìm hiểu về cách bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa trong kỷ nguyên thương mại điện tử.

Nghệ nhân tò hè kể chuyện giữ nghề giữa thời đại số
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu tỉ mỉ với những sản phẩm con giống bột. (Ảnh: Bạch Dương)
Tin liên quan
Búp bê mang hồn dân tộc Búp bê mang hồn dân tộc

Nhắc đến tò he, nhiều người nhớ ngay đến những con giống bột rực rỡ gắn liền với tuổi thơ. Tuy nhiên, trước sự phát triển của đồ chơi công nghiệp, tò he truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức và buộc phải đổi mới. Là người gắn bó với nghề, anh có thể chia sẻ về những thay đổi này?

Con giống bột (hay còn gọi là tò he) đã có sự thay đổi so với trước đây. Thời kỳ đầu, các cụ thường làm tò he bằng bột gạo tẻ ở nhà, rồi mang đi các lễ hội bán. Cách làm khá công phu từ giã bột, rây mịn, đồ chín đến thấu màu, nặn tạo hình.

Khoảng những năm 1950 của thế kỷ trước, cụ Vũ Văn Sai (1915-1992) đã học được cách nặn mới, mang về làng. Sau năm 1960, cụ có sáng kiến là thay bột gạo tẻ bằng gạo nếp, trực tiếp đến các lễ hội làm và bán theo yêu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, từ năm 2007, Nghị định 39 ra đời nghiêm cấm bán hàng rong tại các khu vực di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Mặt khác, đồ chơi ngoại nhập tràn vào Việt Nam nhiều, trực tiếp cạnh tranh với tò he.

Giai đoạn đó, nghệ nhân nặn tò he đối mặt với thách thức tưởng chừng không thể vượt qua. Tuy nhiên, điều an ủi là trẻ em Việt Nam vẫn luôn yêu thích món đồ chơi này.

Hiện nay, tò he ngày càng tinh xảo, đa dạng về mẫu mã và bền hơn, không chỉ là đồ chơi dân gian mà còn trở thành quà tặng, quà lưu niệm.

Tò he không chỉ đơn thuần là món đồ chơi dân gian mà còn mang trong mình sứ mệnh văn hóa, trở thành cầu nối giao lưu giữa Việt Nam và các nước. Điển hình như trong chuyến thăm Brazil vào tháng 11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng những con tò he cho bạn bè quốc tế.

Nghệ nhân tò hè kể chuyện giữ nghề giữa thời đại số
Những sản phẩm con giống bột với tạo hình nhân vật trong dân gian Việt Nam. (Ảnh: Bạch Dương)

Nhược điểm của tò he so với các đồ chơi hiện đại khác là hạn sử dụng ngắn. Tuy nhiên, anh đã tìm ra loại bột mới có thể giúp tò he giữ được trong nhiều năm?

Trước đây, do thời gian sử dụng ngắn, khách du lịch đến Hà Nội khó mua tò he làm quà, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm. Việc tôi tìm ra cách giúp bột không bị mốc cũng rất tình cờ vào năm 2012.

Khi đó, tôi để quên một chiếc bánh trong tủ và nhận ra sau nửa tháng bánh vẫn không bị mốc. Từ đây, tôi bắt đầu tìm hiểu về các chất phụ gia trong công nghiệp thực phẩm và dần tìm ra cách giúp bột chống mốc, kéo dài thời gian sử dụng.

Nhờ cải tiến này, có những bộ sản phẩm từ năm 2019 vẫn giữ nguyên vẻ đẹp dù trưng bày qua nhiều lễ hội. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nâng cao mẫu mã, giúp sản phẩm tinh xảo, đa dạng hơn.

Trước kia, một sản phẩm cầu kỳ như Tam Sư, Ngũ Hổ thần quan hay bộ Lục Súc mất đến hai ngày để hoàn thành nhưng chỉ sau 3-4 ngày bột đã hỏng, gây lãng phí công sức. Khi chất lượng được nâng tầm, giá trị sản phẩm cũng tăng theo, góp phần phát triển làng nghề bền vững.

Dù công thức bột mới giúp tò he bền lâu hơn, nhưng nhiều người cho rằng, tò he phải “sống” trong khoảnh khắc. Anh nghĩ sao về quan điểm này?

Quan điểm đó cũng có lý, nhưng nếu không cải tiến, nghề truyền thống rất dễ bị mai một. Như tôi đã chia sẻ, trước đây, quy trình làm con giống bột giống như làm bánh, nên sản phẩm chỉ bảo quản được tối đa hai ngày.

Ngày xưa, vào những dịp lễ hội, tò he bán rất chạy, nhưng các nghệ nhân không thể làm trước để tích trữ, khiến thu nhập bấp bênh, nghề chỉ mang tính thời vụ. Hết mùa lễ hội, họ buộc phải chuyển sang công việc khác để mưu sinh. Khi tìm được nghề ổn định với thu nhập cao hơn, nhiều người không quay lại với tò he nữa.

Thực tế, việc cải tiến nguyên liệu đang giúp duy trì làng nghề. Những ngày không có lễ hội, nghệ nhân vẫn có thể làm tại nhà, bán online và giao hàng tận nơi. Nếu cứ giữ mãi quan niệm cũ mà không sáng tạo, nghề truyền thống sẽ khó tồn tại lâu dài.

Vậy việc kinh doanh tò he online đến với anh như thế nào?

Giai đoạn 2007-2010, lệnh cấm bán hàng rong khiến hầu hết nghệ nhân gặp khó khăn, bởi dù đi đến đâu, họ cũng bị cấm buôn bán.

Trong bối cảnh ấy, để giữ được nghề, người làm tò he buộc phải tìm hướng đi mới. Khi đó, tôi là một trong những người đầu tiên trong làng mua máy tính để hỗ trợ công việc.

Đó là thời điểm rất ít người trong làng sử dụng máy tính, chỉ có quán net, giáo viên hoặc nhân viên công ty mới tiếp cận công nghệ này. Mặc dù vậy, nhờ máy tính, tôi có thể lập fanpage, tạo trang web giới thiệu sản phẩm, cải tiến mẫu mã và kết nối với các khu du lịch tư nhân.

Từ đó, tôi phát triển mô hình trải nghiệm và workshop tại các trường học, giúp học sinh tìm hiểu về nghề tò he, đồng thời tổ chức các hoạt động hướng dẫn du khách vừa tham quan vừa tự tay làm tò he.

Máy tính cũng giúp tôi dễ dàng tra cứu thông tin, tìm kiếm các lễ hội và đăng ký tham gia. Nhờ những đổi mới này, nghề tò he không chỉ tồn tại mà còn phát triển mở rộng như hiện nay.

Anh đã đưa tò he vào rất nhiều workshop kết hợp với du lịch và sự kiện văn hoá để tiếp cận nhiều đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên và du khách nước ngoài?

Tôi tập trung vào học sinh, sinh viên và du khách nước ngoài vì đây là những đối tượng đặc biệt hứng thú với tò he, góp phần giúp nghề này tồn tại và phát triển. Thực tế, dù nhiều làng nghề truyền thống đã mai một, nhưng qua những trải nghiệm thực tế, tôi nhận ra tò he vẫn có sức hút mạnh mẽ.

Trước đây, khi làm cộng tác viên cho trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ người khuyết tật, tôi có cơ hội đến vùng sâu, vùng xa để hướng dẫn học sinh trải nghiệm tò he. Các em hào hứng đến mức xếp hàng dài ngoài cửa lớp, chờ đến lượt vào học, thậm chí đến trưa vẫn còn nhiều em đứng đợi.

Không lâu sau, tôi trở lại Hà Nội và tham gia một sự kiện Trung thu tại một khu đô thị cao cấp. Điều bất ngờ là ở đây, trẻ em cũng háo hức xếp hàng chờ đến lượt được nặn tò he. Tôi nhớ mãi một phụ huynh đã đến nhờ tôi dành một chút bột để nặn cho con anh ấy đang ốm không thể xuống tham gia.

Với du khách nước ngoài, tò he không chỉ là một món đồ chơi dân gian mà còn là cầu nối văn hóa. Việc tự tay nặn tò he giúp họ trải nghiệm nghệ thuật thủ công truyền thống, đồng thời hiểu hơn về sự sáng tạo và khéo léo của người Việt.

Những sản phẩm tò he có thể trở thành quà lưu niệm độc đáo, mang theo câu chuyện về văn hóa Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Nghệ nhân tò hè kể chuyện giữ nghề giữa thời đại số
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu tại workshop trải nghiệm nặn tò he. (Ảnh: NVCC)

Vậy trong tương lai, anh có kế hoạch gì để tiếp tục phát triển nghề truyền thống?

Tôi luôn muốn nghề tò he không chỉ duy trì mà còn phát triển mạnh mẽ hơn. Vì thế, tôi đang hướng tới hai việc chính là khôi phục con giống cổ và dạy nghề cho thế hệ trẻ.

Thứ nhất, tôi đang tìm cách phục hồi những mẫu con giống bột truyền thống đã bị thất truyền. Ngày xưa, Hà Nội có nhiều nơi làm tò he với những mẫu rất đặc trưng, như phố Đồng Xuân, Hàng Buồm... nhưng theo thời gian, những mẫu này gần như biến mất.

Bên cạnh đó, tôi hướng tới sáng tạo những mẫu mã mang tính ứng dụng cho đời sống hơn. Điển hình là ứng dụng vào giáo dục, trẻ con có thể vừa học vừa chơi với tò he, như nặn hình chữ cái, con số để học tiếng Anh, hay tạo hình con vật để tìm hiểu về thiên nhiên. Tôi tin rằng, khi tò he gắn với thực tế, nó sẽ có cơ hội phát triển bền vững hơn.

Thứ hai, tôi hướng tới truyền nghề cho thế hệ trẻ. Hàng năm, tôi mở các lớp dạy tò he miễn phí cho các em trong làng, nhất là từ lớp 7, lớp 8 trở lên. Các em vừa học cách nặn tò he, vừa hiểu về văn hóa truyền thống.

Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng mở thêm những lớp học khác không chỉ ở phạm vi làng mà còn rộng hơn. Tôi hy vọng rằng, từ những lớp học này, sẽ có nhiều bạn trẻ yêu thích và tiếp nối nghề, giúp tò he không chỉ giữ được bản sắc mà còn phát triển theo cách riêng của thế hệ mới.

Búp bê mang hồn dân tộc

Búp bê mang hồn dân tộc

Với niềm đam mê văn hóa truyền thống, nghệ sĩ Nguyễn Hoàng Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã nghiên cứu và sáng tạo những ...

Trải nghiệm Novruz Bayram - lễ hội văn hoá độc đáo của người Azerbaijan tại Việt Nam

Trải nghiệm Novruz Bayram - lễ hội văn hoá độc đáo của người Azerbaijan tại Việt Nam

Novruz Bayram là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Azerbaijan, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, ...

Khẩn trương quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn

Khẩn trương quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn

Theo Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), các đơn vị liên quan đang khẩn trương ...

Tái hiện văn học Hàn Quốc bằng tiếng Việt

Tái hiện văn học Hàn Quốc bằng tiếng Việt

Cuộc thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 có sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường đại học.

Gen Z với hành trình về làng

Gen Z với hành trình về làng

Nét Việt Nam là dự án cụ thể hóa cho tình yêu và trăn trở của nhóm bạn trẻ Gen Z đối với văn hóa ...

Đọc thêm

3 Cách vẽ mũi tên trong Word đơn giản mà bạn nên biết

3 Cách vẽ mũi tên trong Word đơn giản mà bạn nên biết

Nắm được cách vẽ mũi tên trong Word giúp việc trình bày trong văn bản chuyên nghiệp hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tạo ký tự mũi ...
Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88

Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88

Giáo hoàng Francis để lại dấu ấn bởi sự khiêm nhường, các cải cách tiến bộ và cam kết mạnh mẽ đối với công bằng xã hội.
Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025 tại Thái Lan

Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025 tại Thái Lan

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tổ chức Lễ khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.
Áo chống nắng GUNO Tre Thơm – bảo vệ như lũy tre làng

Áo chống nắng GUNO Tre Thơm – bảo vệ như lũy tre làng

Lấy cảm hứng từ hình ảnh cây tre bảo vệ dân làng, áo chống nắng GUNO Tre Thơm còn mang ý nghĩa gìn giữ bản sắc Việt.
Phó Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ, liệu có 'sáng cửa' ký thỏa thuận thương mại song phương?

Phó Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ, liệu có 'sáng cửa' ký thỏa thuận thương mại song phương?

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bắt đầu thăm chính thức Ấn Độ trong 4 ngày và dự kiến có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Modi.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 22/4/2025

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 22/4/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/4/2025.
Huế phát triển du lịch di sản xanh và lan toả thông điệp 'Thành phố xe đạp'

Huế phát triển du lịch di sản xanh và lan toả thông điệp 'Thành phố xe đạp'

Ngày 19/4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế diễn ra sự kiện đặc biệt, góp phần mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn.
Nên nhìn nhận du lịch vũ trụ không phải là khoa học viễn tưởng

Nên nhìn nhận du lịch vũ trụ không phải là khoa học viễn tưởng

Các thương hiệu nên nhìn nhận du lịch vũ trụ là bệ phóng cho các chiến dịch marketing, đặc biệt khi muốn tiếp cận thế hệ Gen Z Việt Nam.
Đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới

Đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới

Quảng Ninh đang phấn đấu trở thành điểm đến toàn cầu, nơi vịnh Hạ Long - Bái Tử Long được định vị là 'thiên đường cảnh quan'.
Dự án ‘Yêu lắm Việt Nam’: Chạm để kết nối và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa

Dự án ‘Yêu lắm Việt Nam’: Chạm để kết nối và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa

Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' biến các nền tảng truyền thông và dữ liệu số thành phương tiện kết nối người dân với giá trị văn hóa, du lịch.
Du lịch bền vững Hà Nội: Hành trình xanh giữa lòng di sản

Du lịch bền vững Hà Nội: Hành trình xanh giữa lòng di sản

Vẻ đẹp từ di sản và thiên nhiên, ẩm thực phong phú, đặc sắc... là một trong những lý do khiến Hà Nội hấp dẫn trong mắt du khách.
Cú hích để phát triển du lịch xanh Thủ đô

Cú hích để phát triển du lịch xanh Thủ đô

Hội nghị thượng đỉnh P4G là một cơ hội tốt để Hà Nội giới thiệu những sáng kiến và mô hình du lịch xanh của mình.
Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách 'Vang danh nghề cổ'

Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách 'Vang danh nghề cổ'

Bộ sách 'Vang danh nghề cổ' chính là cây cầu đưa các em nhỏ trở về với những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc một cách sinh động và đầy hấp dẫn.
Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam toả sáng tại EXPO 2025

Tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam toả sáng tại EXPO 2025

Tại Triển lãm thế giới EXPO 2025 Osaka, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc mang tên 'Vẻ đẹp Việt Nam'.
Mốc son âm nhạc Việt Nam

Mốc son âm nhạc Việt Nam

Bộ sưu tập của Nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO vinh danh gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc, có tính tiếp cận cao thông qua nền tảng số đa ngữ.
Chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' tại Phố Sách Hà Nội

Chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' tại Phố Sách Hà Nội

Tại Phố Sách Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện 'Sách mở rộng thế giới tư duy' hướng đến mục tiêu phát triển văn hóa đọc.
Giảng sư ra sách với lời nhắn nhủ học lại cách yêu thương

Giảng sư ra sách với lời nhắn nhủ học lại cách yêu thương

'Sau tất cả chỉ còn tình thương ở lại' là cuốn sách mới nhất của Đại đức Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo với thao thức: Tình thương là gì?
‘Phim kiếm hiệp’ về AI

‘Phim kiếm hiệp’ về AI

Bá chủ AI là một tác phẩm xuất sắc của Parmy Olson, mang đến một phân tích toàn diện về sự phát triển nhanh chóng của AI...
Phiên bản di động