Nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang: Không có ngã rẽ khác ngoài âm nhạc dân tộc

An Vũ
Làm công việc yêu thích đã là một hạnh phúc. Nhưng được làm công việc vừa có đam mê vừa có ý nghĩa một cách kiên nhẫn, bền bỉ, không chạy theo đám đông..., hẳn nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang phải hạnh phúc gấp nhiều lần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang trong album Tình Đàn. (Ảnh: NVCC)
Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang trong album Tình Đàn. (Ảnh: NVCC)

Bận rộn với rất nhiều tour lưu diễn tại nhiều quốc gia nhưng mỗi khi có cơ hội quay về Việt Nam, anh đều mang lại những dự án âm nhạc rất đặc biệt. Và lần này là album Tình Đàn vừa mới ra mắt?

Tình Đàn là một cuộc trò chuyện giữa âm nhạc dân tộc Việt Nam với đàn Santur của Iran, đàn Ngoni và bộ gõ của Senegal bằng cả hai ngôn ngữ âm nhạc truyền thống thuần túy và âm nhạc dân tộc đương đại.

Ngoài những tác phẩm âm nhạc dân gian Việt Nam được trình diễn theo lối nguyên bản với sự hòa âm độc đáo của các nhạc cụ quốc tế, khán thính giả sẽ được thưởng thức những tác phẩm mới mang đậm âm hưởng Việt Nam của tôi và hơn thế nữa là cả một tinh thần kết nối, hội nhập văn hóa âm nhạc của cả ba nước bằng sự kết hợp của những khí nhạc mang đậm hồn cốt dân tộc của mỗi nước.

Đâu là điều đặc biệt nhất trong sản phẩm âm nhạc mới này của anh?

Lần đầu tiên đàn nhị, đàn bầu, đàn môi, đàn tính, chiêng dây, đàn K’Ny và các làn điệu hát dân gian Việt Nam được tung tăng bay nhảy, hòa điệu cùng các nhịp điệu trúc trắc, phức tạp đầy tinh tế của bộ gõ Senegal, cùng với những âm giai sáng sửa đầy mê hoặc mang đậm hơi thở ngôn ngữ âm nhạc đương đại của đàn Santur, Iran.

Tôi đã chắt lọc những thứ tinh túy đó để đưa vào dự án âm nhạc mới của mình với sự kết hợp tinh tế từ nhạc cụ các nước khác.

Nếu như trước đây tôi thường tìm cách kết hợp âm nhạc dân tộc với nhạc điện tử hay jazz phương Tây thì lần này tôi muốn tìm lại cái chất mộc mạc tinh túy nhất của âm nhạc Việt Nam với những thanh âm mộc nhất của dụng cụ.

Khán giá sẽ băn khoăn là anh và các nghệ sĩ đã kết hợp những nhạc cụ xa lạ ấy ra sao để có thể nói chung một ngôn ngữ âm nhạc?

Tôi có thể khẳng định, những thanh âm của nước bạn đã làm cho âm nhạc của chúng ta lộng lẫy và đa chiều lên rất nhiều. Có cơ hội hợp tác cùng nhau, chúng tôi cùng cố gắng chia sẻ để có thể đạt hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Hai nghệ sĩ Iran là những nghệ sĩ có trình độ chuyên môn rất cao, họ không chỉ hiểu thấu nhạc lý của nước họ mà còn hiểu rõ các nốt nhạc phương Tây. Khi gửi văn bản âm nhạc cho các bạn, tôi phải chia sẻ rất chi tiết về chất nhạc của từng dân tộc, về độ rung, luyến láy, cũng như các loại hình âm nhạc dân gian của Việt Nam.

Đương nhiên, ban đầu chúng tôi phải chấp nhận có những nốt nhạc bị phô hoặc chưa thể chuẩn ngay được, nhưng khi làm việc với hai nghệ sĩ đó, tôi cảm nhận rõ sự thiện chí và hợp tác tích cực của họ, đó cũng là sự động viên lớn đối với bản thân tôi.

Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang, sinh năm 1983, hiện đang sống tại Den Haag (Hà Lan). Anh là một trong những nghệ sĩ đương đại hàng đầu tại Việt Nam và có công trong việc tìm tòi, cũng như phổ biến đàn chiêng dây cùng âm nhạc dân tộc đến công chúng Việt Nam và thế giới. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Ngô Hồng Quang theo học đàn nhị bậc đại học khoa nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 1994 và tốt nghiệp năm 2006, đồng thời trở thành giảng viên. Năm 2010, anh học thạc sĩ chuyên ngành sáng tác tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Lan và tiếp tục theo học tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Hà Lan từ năm 2014.

Luôn có tâm nguyện đưa âm nhạc dân tộc ra thế giới. Vậy trong dự án này, anh muốn quảng bá nét tinh túy gì của âm nhạc Việt Nam?

Tôi cho rằng đó là sự nhịp điệu, độ luyến láy và sự hoa mỹ của âm nhạc Việt. Âm nhạc dân tộc của các nước khác cũng có những nét ấy như âm nhạc châu Phi với nhịp điệu mạnh, âm nhạc Trung Quốc cũng rất hoa mỹ.. Tuy nhiên, ngôn ngữ tiếng Việt có tới sáu dấu thanh thì Trung Quốc chỉ có bốn dấu thanh...

Đây chính là lý do ngôn ngữ trong âm nhạc của Việt Nam rất hoa mỹ cùng với cách luyến láy lên xuống và độ rung nhịp nhàng.

Mục tiêu của tôi trong dự án này là làm đẹp tinh thần âm nhạc Việt Nam. Trong album có mười tác phẩm thì có bảy tác phẩm là sáng tác mới, chỉ có ba tác phẩm là remix lại tác phẩm âm nhạc truyền thống. Bên cạnh tinh thần Việt trong album, tôi cũng muốn tri ân tất cả nhạc cụ mà tôi từng sử dụng và trân quý chúng.

Không chỉ được chăm chút kỹ lưỡng về chất lượng âm thanh, cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ tại Tuyền Quang trong MV Tình Đàn cũng sẽ mang đến cho khán giả một trải nghiệm âm nhạc hoàn thiện. Anh có thể chia sẻ về những ấn tượng nổi bật khi trở về quê hương thực hiện dự án âm nhạc này?

Tình Đàn nhắc tới những chuyến đi, cũng là nhắc tới núi rừng. Miền cao xa xôi, cỏ cây xanh thắm ấy cho tôi sinh lực, những cuộc đối thoại bất chợt và cả những chuyến đi tiếp theo để tôi được sống trọn vẹn trong những thanh âm hoang dại, yêu thương say đắm, kết nối đại đồng.

Khi viết tác phẩm Mộc Châu, lần đầu tôi được tới một nơi đẹp và xanh tới nao lòng. Rõ là hôm đó Mộc Châu níu kéo tôi rất lâu, tôi biết và không lưỡng lự nhận lời mời trở lại vào một ngày nắng sớm.

Còn tác phẩm Chim họa mi là kỷ niệm khi tôi vừa bước qua thanh cửa gỗ của một ngôi nhà người H’mong rất lâu đời trên núi cao thì hai con chim họa mi cất tiếng hót líu lo qua lại như chào tôi, hoặc như đang muốn kể về chuyện tình vừa mới chớm nở của chúng. Tôi biết, chỉ có chúng mới hiểu tôi đang nghĩ gì về những cuộc đối thoại duyên thầm này.

Âm nhạc dân tộc không phải là con đường nghệ thuật dễ dàng để nổi danh. Vậy trên một chặng đường dài học tập và theo đuổi âm nhạc dân tộc suốt thời gian qua, có khi nào anh thấy nản chí không?

Tôi luôn cảm thấy mình được thôi thúc bởi những điều mới mẻ, bởi những khả năng vô tận đang chờ mình khai phá và chuyến du học tại Hà Lan cùng với chuyên ngành Sáng tác đương đại đã mở ra cho tôi cơ hội để bay nhảy, thử nghiệm và định hình phong cách âm nhạc của riêng mình.

Có thể nói, nỗi lo sợ sẽ mất đi cái chất truyền thống của dân tộc đã hoàn toàn được loại bỏ bởi một môi trường học tập tuyệt vời đã khích lệ tôi phát triển toàn diện và tạo nên dấu ấn riêng với tư cách là một nghệ sĩ đương đại.

Tôi đã chọn con đường âm nhạc dân tộc và sẽ không có ngã rẽ nào khác!

TIN LIÊN QUAN
Lời tri ân quê hương của nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang
Giáo sư Đặng Ngọc Long - Người đưa thính giả 'du ngoạn' Việt Nam qua âm nhạc dân tộc
Nghệ sĩ Đào Xuân Phương tham gia dự án "Âm nhạc Thế giới" tại Đức
Cộng đồng người Việt tại Đức bảo tồn các làn điệu dân ca
"Nón", sự kết hợp giữa múa đương đại và âm nhạc dân tộc
An Vũ (thực hiện)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt  84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước hơn 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? vàng khó xuống vì 'lực mua khủng' từ nước này?
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn ...
Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Điện mừng ông Aleksandr Lukashenko được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân toàn Belarus

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện chúc mừng ông Aleksandr Lukashenko.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động