Nghệ sĩ Trang Trịnh: Hạnh phúc cần được sẻ chia

Lưu diễn ở khắp nơi trên thế giới nhưng nghệ sĩ Trang Trịnh vẫn dành nhiều thời gian ở Việt Nam để thực hiện dự án âm nhạc cho trẻ em thiệt thòi. Trò truyện với cô trong không gian ấm áp của Manzi Hà Nội, tôi tự hiểu vì sao cô lại được gọi là “Nghệ sĩ dương cầm Hạnh Phúc”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trang Trịnh cùng chồng là nghệ sĩ opera Park Sung Min.


Quãng thời gian học tập và làm việc tại Anh đã mang lại cho chị những kinh nghiệm gì cho con đường nghệ thuật hiện tại?

Nước Anh có một điểm rất hay là thường xuyên có các nghệ sĩ thế giới đến hoạt động và biểu diễn với môi trường hết sức mở. Trong thời gian ở Anh, tôi có cơ hội làm việc với nhiều nghệ sĩ mà ngoài biểu diễn, họ còn làm giáo dục, soạn chương trình cho các hãng truyền thông, tổ chức hội thảo, viết sách… Có thể nói, môi trường âm nhạc ở Anh đã tạo cơ hội cho nghệ sĩ có “cái kiềng ba chân”: giáo dục phổ cập âm nhạc, hoạt động biểu diễn và nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc.

Ngoài ra, ở trường học của tôi còn có những môn học giúp mang âm nhạc đến với cộng đồng và đã ảnh hưởng rất lớn đến con đường đi của tôi hiện nay.

Điều đặc biệt nữa là nước Anh luôn chú trọng phát triển âm nhạc gắn liền với xã hội. Tôi đã tận mắt chứng kiến mô hình dạy âm nhạc cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tại đây, trẻ em ở các tầng lớp yếu thế, khó hòa nhập với xã hội được dạy miễn phí âm nhạc và được tặng nhạc cụ. Âm nhạc đã mang đến tiếng nói cho những cộng đồng đó và làm tôi hết sức cảm động.

Đây chắc hẳn là lý do khiến chị quay về Việt Nam và thực hiện dự án Miracle Choir – Dàn hợp xướng kỳ diệu?

Tôi đã nhìn thấy sự thay đổi xã hội ở Anh qua cách họ truyền đạt âm nhạc. Ngay ở một nước tiên tiến như vậy, họ vẫn coi trọng và chú ý đến những người thiệt thòi trong xã hội.

Ai đó từng nói rằng, một xã hội văn minh đến đâu cần nhìn vào cách họ đối xử với những người yếu thế như thế nào. Tôi luôn muốn được làm việc cùng trẻ em và bằng cách nào đó đóng góp cho xã hội. Tôi rất yêu đất nước mình và nhận thấy có nhiều cơ hội, thời điểm phù hợp để thực hiện những dự định tại Việt Nam.

Mang một mô hình âm nhạc hoàn toàn mới về Việt Nam, chị có gặp khó khăn gì?

Dự án này được khởi đầu từ tháng 8/2013. Giai đoạn đầu, rất nhiều bạn sinh viên tình nguyện ở Hà Nội đã giúp chúng tôi đến với các trung tâm, làng trẻ em SOS để gặp gỡ, trò chuyện với các em. Chúng tôi đã thuyết phục được 17 em trong độ tuổi từ 6-13 tuổi tham gia. Vào Chủ nhật hàng tuần luôn có một chuyến xe bus đi đến nơi đón các em tới địa điểm học.

Cho đến nay, nguồn kinh phí hoạt động của dự án chủ yếu là từ cộng đồng. Nhiều em được cá nhân hoặc gia đình nhận đỡ đầu, nhiều tổ chức cũng hỗ trợ kinh phí, các tình nguyện viên rất năng động tìm cách giúp các em về sách học, trang phục biểu diễn…

Có lẽ khó khăn lớn nhất là ở tư tưởng và niềm tin. Khi về Việt Nam, tôi từng tự hỏi tại sao mình quyết định hoạt động xã hội, công việc này sẽ mang lại điều gì? Ngoài ra, cách nhìn nhận về tầm quan trọng của âm nhạc ở Việt Nam chưa cao, chúng ta vẫn quen nghĩ đó là một môn phụ với những giá trị chưa được nhận thấy rõ. Vì vậy, tôi cần có niềm tin để vượt qua ý niệm này và tôi tin vào ý nghĩa nhân văn, cái đẹp trong âm nhạc.

Ở Anh từng có một nghiên cứu về nghề nghiệp trong tương lai và thông số họ đưa ra khá bất ngờ là có tới 80% nghề nghiệp trong số đó vẫn chưa tồn tại. Câu hỏi họ đặt ra là bạn phải giáo dục cho một đứa trẻ thế nào để hiểu được 80% số nghề nghiệp trong tương lai đó? Cuối cùng câu trả lời của họ là cần học các bộ môn nghệ thuật như hội họa, kịch, âm nhạc… bởi nó góp phần giáo dục tính sáng tạo cho trẻ em - một tố chất rất cần cho nghề nghiệp trong tương lai.

Theo chị, đâu là điều ý nghĩa nhất mà chị đã mang lại cho các em nhỏ?

Ngoài học hát (sắp tới là học chơi nhạc cụ) và được biểu diễn ở nhiều nơi, các bé học được cách cố gắng để sống tốt hơn mỗi ngày. Âm nhạc cũng rất cần trật tự nếu không chỉ là “noise” (tiếng ồn). Âm nhạc càng đẹp càng có trật tự lớn và các bé học được tính kỷ luật đó qua việc cùng hợp xướng.

Đặc biệt, khi đứng trên sân khấu, các em thấy được sự trông đợi của người xem, giúp tạo nên sự tự tin, có thể nhận ra giá trị của mình. Tôi luôn nói với các em, chúng ta đứng trên sân khấu chỉ có người chuyên nghiệp và người không chuyên, người cố gắng và người chưa cố gắng hết sức, chứ không hề có người giàu hay người nghèo, người có cha mẹ hay không có cha mẹ.

Công việc bận rộn của một nghệ sĩ thành công có ảnh hưởng đến hoạt động xã hội nhiều tâm huyết của chị không?

Bản thân tôi có rất nhiều công việc phải làm như luyện tập thường xuyên từ 4-6 tiếng mỗi ngày. Một năm tôi luôn dành khoảng hai tháng đi tu nghiệp và biểu diễn ở Anh, Mỹ, Hong Kong, Hàn Quốc... Sắp tới, tôi cũng dự định tổ chức một khóa học dành cho người lớn giúp họ cảm thụ về âm nhạc cổ điển.

Với nhịp sống gấp gáp hiện nay, việc hòa nhập nhạc cổ điển với cuộc sống là việc làm khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhạc cổ điển cũng luôn có những lớp khán giả riêng và đây là thời điểm các nghệ sĩ cổ điển cần phải nỗ lực để đưa âm nhạc đến gần hơn với khán giả.

May mắn với tôi là có được người bạn đời là nghệ sĩ opera. Điểm chung giữa chúng tôi là đều yêu cái đẹp, có suy nghĩ nghệ thuật cần phải gắn liền với cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi có nhiều cơ hội biểu diễn cùng nhau và tìm thấy niềm vui thực sự ở dự án “Dàn hợp xướng kỳ diệu” này.

Là nghệ sĩ biểu diễn nhiều nơi, có công việc ở Hàn Quốc, Italy, nhưng anh vẫn dành thời gian lớn ở Việt Nam với công việc chỉ huy hai dàn hợp xướng của trẻ em thiệt thòi và dàn hợp xướng phụ nữ Hàn Quốc tại Việt Nam (khoảng 40, 50 người). Năm ngoái, ở Luala Concert Thu Đông, anh cũng đã mang dàn hợp xướng này đến hát cho người dân Việt Nam nghe.

Cảm giác làm dâu Hàn Quốc như thế nào?

Tôi nghĩ, sự khác biệt về văn hóa làm cho mình hiểu hơn về văn hóa của mình cũng như của người bạn đời hơn. Tôi thấy văn hóa hai nước cũng khá tương đồng, tuy nhiên có nhiều lễ nghi truyền thống Hàn Quốc mà tôi phải học một cách nghiêm túc. Tôi cũng đang học tiếng Hàn Quốc để có thể giao tiếp với gia đình chồng được thuận lợi hơn May mắn là mẹ chồng tôi tính tình rất cởi mở. Gia đình chúng tôi thường thu xếp thời gian để có thể đi du lịch cùng nhau và đoàn tụ vào những ngày lễ lớn như Trung thu và Năm Mới.

Còn ước mơ của chị?

Tôi mong muốn dự án “Dàn hợp xướng kỳ diệu” sẽ ngày càng phát triển hơn và gắn bó lâu dài với nó.

Có một hình tượng nghệ sĩ mà tôi rất ngưỡng mộ, đó là nghệ sĩ, nhạc trưởng người Mỹ Leonard Berstein - ông vừa là nghệ sĩ biểu diễn tuyệt vời, vừa là người tạo ra các chương trình giảng dạy, người viết sách và hoạt động xã hội. Tôi đang cố gắng xây dựng cho mình một hình ảnh nghệ sĩ như vậy để âm nhạc đến gần hơn với cuộc sống.

Trang Trịnh, tên đầy đủ là Trịnh Mai Trang, sinh năm 1986 tại Hà Nội, từng giành giải Nhất cuộc thi Tài năng trẻ năm 1996, 1997. Năm 2004, học cử nhân âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh (RAM) với học bổng Sterndale Bennett và hoàn thành thạc sĩ vào năm 2010. làm việc một năm tại Anh trong dàn nhạc cũng như lưu diễn độc tấu tại các nước châu Âu. Một số giải thưởng: giải Nhất cuộc thi chọn người độc tấu trong Festival “Paganini” tại London (2006), Frances Simmer Prize dành cho người xuất sắc cuộc thi độc tấu Piano (2007), Greta Parkinson dành cho người có thành tích học tập xuất sắc (2008), Mozart Prize tại Jacque Samuel Competition (2009), Giải nhì tại Liszt Competition Hungary (2011).



THUẬN VŨ
(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động