Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền do Việt Nam chủ trì thúc đẩy đồng thuận, hòa hợp, hàn gắn và hợp tác

Bảo Chi
Nghị quyết truyền tải các thông điệp lớn và tích cực về hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng tính đa dạng, hòa hợp trong quan hệ quốc tế nói chung và công việc của Hội đồng Nhân quyền nói riêng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhân dịp Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam chủ trì về Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về những đóng góp nổi bật của Việt Nam và ý nghĩa sự kiện này.

Xin Bộ trưởng cho biết đánh giá chung về Khóa 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 27/2-4/4 tại Geneva, Thụy Sỹ và những đóng góp, tham gia nổi bật của Việt Nam tại Khóa họp?

Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 là Khóa họp đầu tiên trong năm 2023 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, tác động nhiều mặt đến hoà bình, an ninh quốc tế, sinh kế và sự thụ hưởng các quyền con người của người dân.

Những vấn đề toàn cầu như cạnh tranh nước lớn, phục hồi sau đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, dịch bệnh, bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương… tiếp tục là quan tâm hàng đầu của các nước, nhất là các nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, Khóa họp lần này có ý nghĩa rất quan trọng vì là sự mở đầu cho nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền 2023-2025.

Trong phát biểu tại Phiên họp cấp cao của Hội đồng Nhân quyền (ngày 27/2), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã nêu bật nhiều thông điệp mạnh mẽ về cam kết, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong phát triển đất nước, bảo đảm quyền con người; kêu gọi các nước cần thông hiểu và tôn trọng các đặc thù về lịch sử, hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội của nhau, thúc đẩy hợp tác và đối thoại, tiếp cận các quyền con người một cách tổng thể.

Phó Thủ tướng đồng thời đề xuất Hội đồng Nhân quyền thông qua văn kiện vừa để kỷ niệm, vừa kêu gọi đoàn kết, thống nhất hành động để thực hiện tốt hơn nữa Tuyên ngôn nhân quyền và Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna.

Trên tinh thần đó, xuyên suốt Khóa họp, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia, đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao nhất vào công việc của Hội đồng Nhân quyền, thúc đẩy đối thoại, hợp tác trên cơ sở xây dựng, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những vấn đề cùng quan tâm; bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hoá, “tiêu chuẩn kép”, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna..
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna.

Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa của việc Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới (UDHR) và 30 năm thông qua Chương trình Hành động Vienna về Quyền con người (VDPA) do Việt Nam đề xuất tại Khóa 52 HĐNQ?

Có thể nói đây là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Nghị quyết truyền tải các thông điệp lớn và tích cực về hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng tính đa dạng, hoà hợp trong quan hệ quốc tế nói chung và công việc của Hội đồng Nhân quyền nói riêng.

Đây là đề xuất rất kịp thời của Việt Nam, đáp ứng sự quan tâm, ưu tiên chung của cộng đồng quốc tế và góp phần nâng cao nhận thức, quyết tâm và hành động của các nước trong hiện thực hoá các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người.

Chính vì vậy, Nghị quyết đã tập hợp được số lượng lớn gồm 98 nước đồng bảo trợ.

Đối với quốc tế, trong bối cảnh nhiều diễn đàn đa phương thời gian qua đã bị chia rẽ sâu sắc, thậm chí bị chính trị hóa, việc Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận một nghị quyết có nhiều nội dung tích cực và được sự ủng hộ hết sức rộng rãi như vậy, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thúc đẩy đồng thuận, hòa hợp, hàn gắn và không khí hợp tác.

Đối với Việt Nam, việc chúng ta có sáng kiến và thúc đẩy thông qua Nghị quyết trên ngay trong Khóa họp đầu tiên trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 là kết quả của những nỗ lực phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với các Bộ ngành hữu quan, cũng như vai trò thành viên hết sức chủ động, tích cực, có trách nhiệm, tiếp tục góp phần tạo dựng vị thế cho Việt Nam trong hợp tác với các nước trong và ngoài Hội đồng Nhân quyền trong cả nhiệm kỳ của ta thời gian tới.

Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, đó là: “Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người”.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Uỷ ban hợp tác ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 10

Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Uỷ ban hợp tác ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 10

Cuộc họp lần thứ 10 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Hàn Quốc (AK JCC) đã diễn ra tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội ...

Việt Nam-Campuchia thúc đẩy xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Việt Nam-Campuchia thúc đẩy xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Việt Nam-Campuchia thúc đẩy công tác phân định 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc còn lại nhằm tiếp tục xây dựng đường biên ...

Chương trình, dự án của JICA Việt Nam hiện thực hóa kịp thời chính sách, thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Nhật Bản

Chương trình, dự án của JICA Việt Nam hiện thực hóa kịp thời chính sách, thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Nhật Bản

Ngày 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc ...

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo

Hai văn kiện quan trọng về quyền con người là nền tảng của khung khổ các công ước quốc tế, các cơ chế, đối thoại ...

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025

Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna là ...

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đọc thêm

Á hậu Trịnh Thùy Linh khoe nhan sắc dịu dàng, nữ tính

Á hậu Trịnh Thùy Linh khoe nhan sắc dịu dàng, nữ tính

Có hình thể cân đối với chiều cao 1,72 m, gương mặt khả ái, Á hậu Trịnh Thùy Linh luôn cuốn hút mỗi khi lên đồ.
Cristiano Ronaldo đối mặt với án phạt của UEFA

Cristiano Ronaldo đối mặt với án phạt của UEFA

Siêu sao Cristiano Ronaldo có thể phải lĩnh án phạt vì liên quan đến 1 hành vi quảng cáo bất hợp pháp.
Đưa chính sách trợ giúp thay đổi cuộc sống người khuyết tật

Đưa chính sách trợ giúp thay đổi cuộc sống người khuyết tật

Thực tiễn triển khai chính sách dành cho người khuyết tật đang đặt ra những vấn đề cần được điều chỉnh để những chính sách đi vào thực tiễn cuộc ...
EURO 2024: Bellingham bị phạt vì ăn mừng phản cảm ở trận thắng Slovakia

EURO 2024: Bellingham bị phạt vì ăn mừng phản cảm ở trận thắng Slovakia

Tiền vệ Bellingham sẽ bị phạt hành chính và không treo giò sau màn ăn mừng phản cảm ở trận thắng Slovakia ở vòng 1/8 EURO 2024.
Bolivia chính thức gia nhập 'nhà' Mercosur

Bolivia chính thức gia nhập 'nhà' Mercosur

Việc Bolivia hội nhập vào Mercosur tăng cường các liên minh kinh tế và chính trị ở Nam Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định chính trị và ...
Việt Nam-Hàn Quốc: Nâng cao chất, tăng cường lượng, tương lai ‘cùng thắng’

Việt Nam-Hàn Quốc: Nâng cao chất, tăng cường lượng, tương lai ‘cùng thắng’

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng cho thấy quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc kiến tạo những 'kỳ tích' mới trong quan hệ Việt-Hàn.
Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin về việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào trong danh sách theo dõi đặc biệt trong vấn đề tự do tôn giáo năm 2023.
Việt Nam củng cố bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người di cư và ngăn chặn mua bán người

Việt Nam củng cố bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người di cư và ngăn chặn mua bán người

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin phản ứng của Việt Nam về tình hình mua bán người trên thế giới trong báo cáo của Hoa Kỳ.
Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại khóa họp 56 Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại khóa họp 56 Hội đồng Nhân quyền

Bảo đảm sinh kế bền vững, đặc biệt cho nhóm dễ bị tổn thương chịu tác động của biến đổi khí hậu, là ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển.
Liên hợp quốc: Cuba có nền tảng để tạo ra cuộc sống đầy hy vọng và thịnh vượng

Liên hợp quốc: Cuba có nền tảng để tạo ra cuộc sống đầy hy vọng và thịnh vượng

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đánh giá cao những nỗ lực của Cuba trong việc thiết lập lại trật tự toàn cầu vì một thế giới công bằng hơn.
Người đủ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí

Người đủ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí

Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH sẽ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Đà Nẵng tham gia sáng kiến toàn cầu của UN Women hướng tới không gian an toàn, không bạo lực giới

Đà Nẵng tham gia sáng kiến toàn cầu của UN Women hướng tới không gian an toàn, không bạo lực giới

Đà Nẵng đã chính thức tham gia mạng lưới 'Thành phố an toàn, không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em' do UN Women phát động.
UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ông Matt Jackson ấn tượng mạnh về lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số diễn ra sáng 1/7.
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự nêu những nguy cơ lao động thường gặp phải khi làm việc ở nước ngoài, khuyên công dân Việt Nam để thúc đẩy di cư an toàn
Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mi-hyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người
Quyền được phát triển của trẻ em

Quyền được phát triển của trẻ em

Bảo vệ sự phát triển của trẻ em là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em.
VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID không chỉ mang lại lợi ích trong việc tích hợp dữ liệu dân cư mà còn góp phần đơn giản hóa và tăng cường hiệu quả của các thủ tục hành chính...
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động