Nhỏ Bình thường Lớn

Nghị sĩ EP cảnh báo sự xuất hiện của 'lạm phát mới', có nguồn gốc từ xung đột Ukraine

Thành viên Nghị viện châu Âu (EP) người Croatia Biljana Borzan vừa cảnh báo về sự xuất hiện của một loại lạm phát mới ở Liên minh châu Âu (EU), phát sinh một phần do xung đột ở Ukraine. Trong bài phát biểu trước Ủy ban châu Âu (EC), nghị sĩ này đã nói về hậu quả của “lạm phát tiết kiệm”.
Nghị sĩ EP cảnh báo sự xuất hiện của 'lạm phát mới', có nguồn gốc từ xung đột Ukraine
Thành viên EP Biljana Borzan vừa cảnh báo về sự xuất hiện của một loại lạm phát mới ở EU, phát sinh một phần do xung đột ở Ukraine. (Nguồn: Getty)

Bà Borzan viết: “Mặc dù lạm phát không còn ở mức kỷ lục, một xu hướng mới được gọi là 'lạm phát tiết kiệm' đã xuất hiện tại các siêu thị trên khắp EU. Đáng chú ý là với tình trạng lạm phát tiết kiệm, không giống như lạm phát và lạm phát thu hẹp (shrinkflation), các nhà sản xuất không chỉ tăng giá mà còn giảm chất lượng sản phẩm của họ”.

Theo bà Borzan, sau khi bùng nổ xung đột ở Ukraine, nhiều sản phẩm thực phẩm sử dụng nguyên liệu chất lượng cao hơn đã được thay thế bằng những sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Bà cho rằng ban đầu biện pháp này được coi là tạm thời, tuy nhiên nó vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.

Tin liên quan
ECB nỗ lực kiểm soát lạm phát và cân bằng tăng trưởng kinh tế ECB nỗ lực kiểm soát lạm phát và cân bằng tăng trưởng kinh tế

Bà giải thích: “Ví dụ, sự thiếu hụt dầu hướng dương đã dẫn đến việc thay thế dầu hướng dương bằng dầu cọ trong một số sản phẩm. Dù thị trường đã ổn định nhưng một số nhà sản xuất vẫn chưa quay lại sử dụng dầu hướng dương làm nguyên liệu mà tiếp tục sử dụng dầu cọ vì giá rẻ hơn”.

Về vấn đề này, bà Borzan đã đặt câu hỏi với EC: “Đặc biệt đáng báo động là một số nhà sản xuất không thông báo cho người tiêu dùng về sự thay đổi thành phần trên bao bì và giá trị dinh dưỡng không còn tương ứng với dữ liệu ban đầu. EC có coi hành vi này là gây hiểu lầm cho người tiêu dùng hay không và nếu có thì có kế hoạch chống lại hành vi đó như thế nào?”.

Trước đó, EU thông báo tăng trưởng kinh tế bằng 0, theo đó GDP của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong giai đoạn từ tháng 10-12/2023 không thay đổi so với ba tháng trước đó.

Theo ước tính sơ bộ, GDP của Eurozone sẽ tăng 0,5% trong năm 2023 trong bối cảnh lạm phát và lãi suất ở mức cao cũng như nhu cầu bên ngoài yếu. Đối với tất cả các nước thành viên EU, tổng mức tăng trưởng sẽ ở mức dưới 0,3%.

(theo TASS)

Ngược đường Fed, ECB tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp, người châu Âu chưa 'nhẹ gánh'

Ngược đường Fed, ECB tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp, người châu Âu chưa 'nhẹ gánh'

Khác với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất như dự kiến vào ...

Ngành công nghiệp 'tụt hậu', triển vọng ảm đạm - nền tảng nền kinh tế Đức lung lay?

Ngành công nghiệp 'tụt hậu', triển vọng ảm đạm - nền tảng nền kinh tế Đức lung lay?

Lĩnh vực công nghiệp vốn được xem là nền tảng của nền kinh tế Đức. Tuy nhiên, ngành này đang bị tụt lại phía sau ...

Giá tiêu dùng tăng cao, 11,4% người dân Đức không đủ tiền cho các bữa ăn thích hợp

Giá tiêu dùng tăng cao, 11,4% người dân Đức không đủ tiền cho các bữa ăn thích hợp

Theo dữ liệu mới nhất của Văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), ngày càng có nhiều người Đức không đủ tiền trả ...

Hoạt động kinh tế tại EU đang chậm lại, lý do vì sao?

Hoạt động kinh tế tại EU đang chậm lại, lý do vì sao?

Ủy ban châu Âu (EC) dự báo, nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục tăng trưởng mặc dù chậm hơn.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu 'lung lay' dù lạm phát hạ nhiệt

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu 'lung lay' dù lạm phát hạ nhiệt

Theo Văn phòng thống kê liên bang, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý III giảm 0,1% so với quý trước, khi ...

Tin cũ hơn