Nghị viện Italy bày tỏ quan ngại về khả năng Nga và Trung Quốc tác động vào cuộc bầu cử sớm thông qua các 'chiến dịch thông tin sai lệch'. (Nguồn: Bloomberg) |
Trong báo cáo thường niên vừa công bố, Ủy ban tình báo Nghị viện Italy (COPASIR) nhấn mạnh tình trạng “phổ biến tin tức giả mạo, các chiến dịch truyền thông xã hội và sử dụng các trò đùa nhằm tác động một cách tinh vi và có sức lan tỏa từ Nga và các chủ thể nhà nước khác như Trung Quốc”.
Những lo ngại trên ngày càng gia tăng sau khi ba đảng lớn, bị cáo buộc có quan hệ thân cận với chính quyền Nga, rút khỏi liên minh cầm quyền và khiến chính phủ Thủ tướng Mario Draghi sụp đổ.
Báo cáo của COPASIR cũng nêu “thiếu sót về mặt năng lực của Italy trong phòng chống thông tin sai lệch và các hình thức can thiệp khác” so với một số nước khác.
Theo đó, báo cáo cho rằng do bối cảnh lịch sử và vị trí địa lý, Italy có thể được sử dụng như một “chốt chặn” cho liên minh mặt trận Liên minh châu Âu (EU)-Đại Tây Dương.
Vì thế, các nỗ lực can thiệp bầu cử của Italy có thể làm suy yếu vai trò của nước này tại Địa Trung Hải mở rộng, tạo điều kiện cho sự hiện diện chiến lược ngày càng tăng của Nga tại Bắc Phi, Sahel và Balkan.
Về Trung Quốc, COPASIR cho rằng thông qua vai trò của Văn phòng Thông tin, Quốc vụ viện, Bắc Kinh đã nỗ lực tác động tới thông tin tranh luận công khai tại Italy và các nước phương Tây khác, khi đã huy động nguồn lực lớn cho chiến tranh thông tin toàn cầu mười năm qua.
Theo Nghị viện Italy, các cơ quan thông tấn của Trung Quốc cũng góp phần phổ biến thông tin tuyên truyền “mất cân bằng”.
Gần đây, trong thư gửi Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Italy Elisabetta Casellati và Roberto Fico, Chủ tịch COPASIR Adolfo Urso cũng cảnh báo về những hành vi can thiệp từ bên ngoài nhằm tác động đến chiến dịch tranh cử đang diễn ra tại Italy.
| Italy có lý do để sẵn sàng đón mùa Đông vắng khí đốt Ngày 9/8, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Italy Roberto Cingolani cho biết, nước này đang ở vị thế tốt hơn so với các nước ... |
| Cuộc chiến chống lạm phát ở EU: Pháp, Italy hào phóng hỗ trợ sức mua; Đức 'bật đèn xanh' tăng lương tối thiểu Giảm giá nhiên liệu, kiểm soát giá năng lượng, viện trợ xã hội là loạt biện pháp đã và đang được các quốc gia Liên ... |
| Một ứng viên tham vọng 'thế chân' hoàn toàn khí đốt Nga ở Italy Ngày 31/7, Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Eni của Italy tuyên bố, họ có thể thay thế hoàn toàn lượng khí đốt ... |
| Chính trường Italy: Rome phủ nhận Moscow 'nhúng tay' vào cuộc khủng hoảng chính phủ Nhà lãnh đạo đảng cánh hữu Liên đoàn Matteo Salvini ngày 28/7 cho rằng cáo buộc về ảnh hưởng của Nga trong cuộc khủng hoảng ... |
| ‘Làn sóng từ chức’ ở châu Âu: Nào chỉ vì Nga-Ukraine? Xung đột Nga-Ukraine không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thay đổi chính phủ tại một số nước châu Âu thời gian qua. |