Cơ chế trên được áp dụng đối với gói ngân sách trị giá 750 tỷ Euro (912 tỷ USD) để phục hồi nền kinh tế EU, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo cơ chế này, việc tiếp cận quỹ ngân sách trên của chính phủ các nước thành viên gắn với điều kiện tôn trọng pháp trị và các quy tắc dân chủ.
Tuy nhiên, Hungary và Ba Lan phản đối việc thực hiện cơ chế mới nói trên, khiến việc lập ngân sách giai đoạn 2021-2027 và kế hoạch phục hồi sau đại dịch Covid-19 của EU bị đình trệ.
EC sau đó đã đồng ý không công bố hướng dẫn về thực hiện cơ chế mới cho đến khi có phán quyết của Tòa án công lý của EU, nơi EC đã khởi kiện Ba Lan và Hungary.
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 12 năm ngoái, 27 quốc gia thành viên của EU cũng đã đạt được thỏa hiệp liên quan việc thực hiện cơ chế trên.
Tuy nhiên, các nghị sĩ trong EP bày tỏ bất bình với hành động của EC, nói rằng dù cơ chế nêu trên đã có hiệu lực từ đầu năm nay, nhưng vẫn chưa được áp dụng.
Mặc dù EC khẳng định, đã lưu ý tất cả các yếu tố có thể được sử dụng để thực hiện cơ chế này, song các nghị sĩ EP cho rằng, khả năng các nước thành viên EU biển thủ các quỹ châu Âu đang gia tăng và việc tôn trọng pháp trị ngày càng xấu đi.
Các nghị sĩ yêu cầu EC chậm nhất trong vòng 2 tuần phải thực hiện các nghĩa vụ của cơ quan này theo quy định mới, nhấn mạnh trong khi chờ đợi, EP phải ngay lập tức bắt đầu các bước chuẩn bị cần thiết cho một thủ tục pháp lý để kiện EC ra tòa.