Nghiên cứu mới phát hiện virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn vào mùa Thu

TGVN. Theo một nghiên cứu mới của Mỹ, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại lâu hơn trên các bề mặt ngoài trời vào mùa Thu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Dịch Covid-19: Những loài động vật nào dễ nhiễm virus SARS-CoV-2 nhất?
MỚI! Israel, Trung Quốc phát triển thiết bị AI phát hiện virus SARS-CoV-2 qua hơi thở, độ chính xác 92%
nghien cuu moi phat hien virus sars cov 2 ton tai lau hon vao mua thu
Nghiên cứu mới phát hiện SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn vào mùa Thu. (Ảnh minh họa. Nguồn: DW)

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thấp, virus có thể tồn tại trên áo khoác của một người leo núi khi ở ngoài trời trong khoảng 1 tuần và vẫn có thể lây nhiễm trong thời gian đó, trong khi vào mùa Hè, quãng thời gian virus có thể tồn tại ước tính chỉ từ 1 - 3 ngày.

Việc virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn trên các bề mặt vào mùa Thu "có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh mới", đội ngũ nghiên cứu do giáo sư chuyên nghiên cứu về vi sinh học tại Đại học bang Kansas Juergen Richt nhận định.

Các nhà nghiên cứu này cho rằng, virus SARS-CoV-2 cũng có thể tồn tại lâu hơn ở trong nhà trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thấp. Thời gian bán hủy hoặc thời gian phân rã trung bình của virus SARS-CoV-2 là gần 8 tiếng trên tay nắm cửa bằng thép không rỉ hoặc gần 10 tiếng trên cửa sổ, quãng thời gian dài gấp đôi so với thời điểm mùa Hè.

Trong nghiên cứu trên, đội ngũ của chuyên gia Richt đã sử dụng dữ liệu về thời tiết từ vùng Trung Tây của Mỹ để tái tạo lại các mùa nhân tạo trong phòng an toàn sinh học. Nhiệt độ được kiểm soát ở mức 13 độ C và độ ẩm là 66% cho mùa Xuân và mùa Thu, trong khi mùa Hè có nhiệt độ là 25 độ C và độ ẩm là 70%.

Sau đó, virus này sẽ được đặt lên bề mặt của 12 chất liệu mà con người thường tiếp xúc hàng ngày như bìa các tông, xi măng, cao su, găng tay và khẩu trang N95. Mục đích của thí nghiệm này là xem xét sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 thay đổi theo mùa.

Thời kỳ đầu đại dịch bùng phát, giới nghiên cứu hy vọng sự lan rộng của virus SARS-CoV-2 sẽ chậm dần vào mùa Hè nhưng sự gia tăng số ca mắc tại nhiều khu vực, đặc biệt là Mỹ, đã đặt ra câu hỏi liệu thời tiết các mùa có tác động tới sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 hay không.

Kết quả của nghiên cứu khu vực Trung Tây "rõ ràng đã cho thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn vào mùa Thu và mùa Xuân chứ không phải mùa Hè", các nhà nghiên cứu nhận định.

Mùa Thu cũng là thời điểm các ca mắc những dịch bệnh khác, chẳng hạn như cúm, gia tăng. Điều này khiến bệnh nhân có thể mắc nhiều bệnh khác nhau và làm các triệu chứng của họ trở nên nặng hơn.

Richt và các đồng nghiệp của ông đã hối thúc mọi người cần duy trì tốt việc vệ sinh cá nhân và phun khử khuẩn thường xuyên các bề mặt có nguy cơ bị dính virus để ngăn ngừa dịch bệnh.

Thông tin tích cực hiếm hoi về virus SARS-CoV-2

Thông tin tích cực hiếm hoi về virus SARS-CoV-2

TGVN. Các nhà nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (SCIRO) ngày 13/8 cho biết, dường như virus SARS-CoV-2 ...

Phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì hải sản đông lạnh ở Trung Quốc

Phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì hải sản đông lạnh ở Trung Quốc

TGVN. Ngày 11/8, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết, đã tìm thấy virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) trên bao bì của một số ...

Vì sao SARS-CoV-2 nguy hiểm?

Vì sao SARS-CoV-2 nguy hiểm?

TGVN. Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng rằng, virus SARS-CoV-2 có khả năng ngụy trang, thoát khỏi sự truy bắt và tiêu ...

(theo Kiều Anh/VOV.VN, SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động