Nghiên cứu về nghèo đói được vinh danh

Ngày 12/10, giải Nobel Kinh tế học 2015 do Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển bình chọn đã được trao cho Nhà khoa học gốc Scotland - Angus Deaton (ảnh), Giáo sư Đại học Princeton (Mỹ) vì những nghiên cứu của ông về kinh tế phát triển, mối quan hệ giữa tiêu dùng cá nhân, đói nghèo và phúc lợi xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phát biểu tại Lễ nhận giải, GS. Angus Deaton đã gửi lời cảm ơn Ban tổ chức giải Nobel vì họ đã quan tâm tới người nghèo trên toàn thế giới. Với bản thân ông, cách hành xử và cách thức giúp người nghèo có được cuộc sống tốt hơn luôn là vấn đề quan trọng.

Giải thưởng khác thường

Giải Nobel kinh tế 2015 không giống bất kỳ giải nào được trao trước đó. Thay vì các thành tựu nghiên cứu thuần túy kinh tế, năm nay sự hiểu biết về đói nghèo và bất bình đẳng được vinh danh, cho thấy nhân loại đang hướng tới một xã hội phát triển ở trình độ cao hơn, bền vững và bình đẳng.

Nghiên cứu của GS. Angus Deaton đặt ra ba vấn đề lớn tồn tại trong xã hội: Người tiêu dùng phân bổ chi tiêu của họ thế nào vào các nhóm hàng hóa khác nhau? Thu nhập của xã hội được phân chia thế nào giữa tiêu dùng và tiết kiệm? Phương pháp tối ưu để đo lường và phân tích sự thịnh vượng hay đói nghèo của một quốc gia? Tác giả đã lần lượt trả lời các câu hỏi đó, giúp các nhà hoạch định chính sách có thể hình dung rõ ràng hơn các tác động của chính sách. Theo Hội đồng giải thưởng Nobel, để "thiết kế" được các chính sách giúp thúc đẩy phúc lợi xã hội và giảm đói nghèo, các nhà lãnh đạo trước tiên cần phải hiểu về sự lựa chọn của người tiêu dùng cá nhân trong xã hội.

Ngoài giá trị nhân văn, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển còn đánh giá cao tính ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu mà GS. Deaton đã thực hiện. Nghiên cứu các vấn đề đó có tầm ảnh hưởng rộng khắp, tập trung vào sự bất bình đẳng, nghèo đói và cách các nước nghèo nhất trên thế giới đối mặt với khó khăn về kinh tế và dịch bệnh.

GS. Angus Deaton đã giúp thay đổi cách thức các nhà kinh tế gia đo lường chất lượng sống và nghèo đói ở các nước đang phát triển, từ đó trợ giúp xây dựng chính sách dựa trên các con số thống kê, góp phần giải ngân dòng vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả nhất. Ủy ban Giải Nobel nhận định: "Deaton đã giúp chuyển đổi kinh tế học phát triển từ lĩnh vực chủ yếu là lý thuyết dựa trên các dữ liệu vĩ mô thô sang một lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm dựa vào các dữ liệu vi mô chất lượng cao".

Nghiên cứu cũng giúp các chính phủ đo lường tác động của các chính sách đến hộ gia đình. Chẳng hạn, nếu chính phủ quyết định thay đổi mức thuế giá trị gia tăng đánh vào các loại thực phẩm, nghiên cứu của Deaton sẽ giúp đánh giá việc tăng thuế trên tác động như thế nào đến tiêu dùng.

Viện trợ có hại nhiều hơn lợi

Trong cuộc điện đàm tại lễ công bố, GS. Deaton đã được hỏi về vấn đề gai góc hiện nay đối với châu Âu là tình hình di cư của hàng trăm ngàn người. Ông cho rằng: "Điều chúng ta đang chứng kiến là hậu quả của hàng trăm năm phát triển mất cân đối, đẩy khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Nhiều quốc gia bị bỏ lại phía sau và những người muốn có cuộc sống tốt hơn đang phải chịu áp lực rất lớn”.

Tuy đồng ý với nhận định cho rằng, tình trạng nghèo cùng cực trên thế giới đang giảm dần, nhưng ông nói rõ không muốn mình là "kẻ lạc quan mù quáng" vì có rất nhiều người trên thế giới vẫn đang nghèo đói. Nhiều người lớn và cả trẻ em đều đang mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. GS. Deaton khẳng định, "cuộc chiến đói nghèo" sẽ giải quyết được nhưng không phải trong ngắn hạn. Trước mắt, bình ổn chính trị tại các vùng đang có chiến tranh sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Về dài hạn, theo GS. Deaton, mặc dù nhiều chương trình viện trợ đã làm được nhiều điều tốt đẹp, chẳng hạn như nỗ lực chống HIV/AIDS hay bệnh đậu mùa, nhưng "giờ đây tôi tin rằng hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài có hại nhiều hơn lợi. Nếu như viện trợ làm ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của các nước nghèo thì không có lý gì để tiếp tục các chương trình đó chỉ với lý do là chúng ta nên làm gì đó để giúp họ. Điều mà chúng ta cần làm chính là nên ngưng viện trợ". Đó là quan điểm khá "khác người" của GS. Deaton trong cuốn The Great Escape (Cuộc đào thoát vĩ đại).

Với 35 nghiên cứu về các quốc gia đang phát triển, GS. Deaton đã giải thích rõ sự nghi ngờ của ông đối với viện trợ. Theo đó, “nếu như tình trạng đói nghèo không phải đến từ việc thiếu tài nguyên hay cơ hội, mà đến từ các thể chế kém, năng lực hành chính yếu và một nền chính trị đầy chia rẽ thì việc trao viện trợ cho chính phủ của họ sẽ có nhiều khả năng kéo dài thay vì loại bỏ tình trạng đói nghèo”.

Một trong những ví dụ có tính thuyết phục nhất chính là việc Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ như thế nào trong vài thập kỷ qua, mặc dù nhận được lượng viện trợ tính theo đầu người khá thấp. Mức cao nhất mà Trung Quốc từng nhận được là 2,9 USD/người vào năm 1995, còn của Ấn Độ là 3,1 USD trong năm 1991. Trong khi đó, "thiên đường lạm phát" Zimbabwe từng có lúc nhận được tới 60 USD/người vào năm 2010, nghĩa là họ nhận được một lượng viện trợ tương đương với 10% GDP.

Theo quan điểm của GS. Angus Deaton, viện trợ thường xuyên gây thiệt hại tới điều mà người nghèo cần nhất là một chính phủ đủ hiệu quả để phục vụ họ cả hôm nay và ngày mai.

Minh Anh



 

Đọc thêm

Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Mời độc giả tham khảo các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Indonesia sẽ khép lại hành trình của mình tại vòng chung kết U23 châu Á 2024 bằng màn thi đấu với U23 Iraq.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple đã gửi thư mời tới giới truyền thông và cộng đồng công nghệ để thông báo về việc sẽ tổ chức một sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5.
Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Lỗi không vào được màn hình chính của laptop là một vấn đề phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Bài viết này sẽ mách bạn một số cách ...
Mách bạn cách sử dụng Emoji ẩn trên TikTok không phải ai cũng biết

Mách bạn cách sử dụng Emoji ẩn trên TikTok không phải ai cũng biết

TikTok là một ứng dụng cho phép dùng chia sẻ, tạo ra các video ngắn chứa nội dụng phong phú phù hợp với nhiều độ tuổi. Ngoài ra, bạn còn ...
Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Lào - nền kinh tế Đông Nam Á này đã quyết định khôi phục thuế VAT 10% và điều chỉnh lãi suất ngân hàng...
Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Yếu tố chính nào đang ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2024?
Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp...
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/4, giá dầu giảm thêm gần 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, cùng kỳ vọng về lệnh ngừng bắn.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động