Ngoại giao đường sắt: Khi hai 'gã khổng lồ châu Á' va chạm

Xuân Sơn
Trong bối cảnh các nước nỗ lực xây dựng hạ tầng đường sắt nhằm tăng cường chất lượng giao thông, Nhật Bản và Trung Quốc ra sức mở rộng ảnh hưởng và cạnh tranh vị trí dẫn đầu thông qua “ngoại giao đường sắt”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao đường sắt: Khi hai 'gã khổng lồ châu Á' va chạm

Tuyến đường sắt Jakarta-Bandung, khánh thành tháng 10/2023, là thành quả của hợp tác giữa Indonesia và Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường. (Nguồn: Nikkei Asia)

Tokyo và Bắc Kinh được ví như hai “gã khổng lồ châu Á” trong lĩnh vực đường sắt do sự vượt trội về công nghệ. Bản thân Nhật Bản từ lâu nổi tiếng với khả năng thiết kế đường sắt phức tạp như tàu siêu tốc Shinkansen và Maglev.

Trung Quốc lại được biết đến nhờ sự phát triển nhanh chóng của tàu cao tốc kể từ năm 2008 và có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Đáng chú ý, hai nước đang cạnh tranh trong hợp tác xây dựng hạ tầng đường sắt với nhiều nước Đông Nam Á, trong đó nổi bật là trường hợp Indonesia.

'Chiến trường' Đông Nam Á

Quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Nam Á thường dựa trên khuôn khổ “ngoại giao kinh tế”. Từ những năm 1960, Tokyo đã hỗ trợ kinh tế cho các nước Đông Nam Á, một phần nhằm ngăn Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng ở khu vực.

Bản thân “ngoại giao kinh tế” của Nhật Bản đi theo Học thuyết Fukuda, trong đó cho rằng Tokyo sẽ xây dựng quan hệ tin cậy lẫn nhau với Đông Nam Á như một đối tác bình đẳng.

“Ngoại giao đường sắt” của Nhật Bản bao gồm việc xuất khẩu các toa tàu đã qua sử dụng và hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt mới. Kể từ năm 2000, Jakarta đã nhận được nhiều toa tàu cũ từ Tokyo. Chẳng hạn, từ năm 2013-2020, công ty đường sắt JR East của xứ sở mặt trời mọc đã cung cấp hơn 800 toa tàu cũ phục vụ tuyến đường sắt tại khu đô thị Greater Jakarta.

Với Trung Quốc, một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của ngành giao thông nước này là sự phát triển nhanh chóng của đường sắt cao tốc. Những năm đầu thế kỷ 21, Bắc Kinh không có một tuyến đường sắt cao tốc nào. Song ngày nay, đó là câu chuyện hoàn toàn khác.

Khởi công xây dựng từ năm 2008, Trung Quốc hiện có hơn 37.900 km đường sắt cao tốc và đặt mục tiêu hoàn thành thêm 32.000 km nữa vào cuối năm 2035. Đối với Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình, đường sắt cao tốc là biểu tượng cho sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh, như cách tàu Shinkansen phản ánh tiềm lực kinh tế Nhật Bản những năm 1960.

Không chỉ nội địa, Trung Quốc đang tăng cường mở rộng xây dựng hạ tầng đường sắt trên phạm vi quốc tế. Trong khuôn khổ BRI, Bắc Kinh đẩy mạnh ảnh hưởng tại Đông Nam Á thông qua đường sắt Lào-Trung trị giá 5,3 tỷ USD, nối miền Nam Trung Quốc với Vientiane. Tuyến đường sắt này không chỉ vận chuyển hành khách nội địa Lào, mà còn đưa hàng hóa từ Trung Quốc sang Lào và ngược lại.

Ngoại giao đường sắt: Khi hai 'gã khổng lồ châu Á' va chạm

“Tàu viên đạn” là cách người ta hay gọi những chuyến tàu Shinkansen của Nhật Bản, đây là loại tàu cao tốc có thể đạt tới tốc độ 320 km/h và có mạng lưới đường sắt phủ rộng khắp cả nước Nhật. (Nguồn: Rough Guides)

Thắng thế tại Indonesia

Nhật Bản và Trung Quốc cạnh tranh đáng kể trong việc nới rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á thông qua "ngoại giao đường sắt", một trong số đó là thị trường Indonesia. Năm 2008, Tokyo lần đầu tiên đề xuất hợp tác với Indonesia nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á. Điều này tạo ra mối quan ngại cho Trung Quốc với tư cách là cường quốc mới nổi trong khu vực.

Năm 2015, Indonesia tổ chức đấu thầu dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung với hai nhà thầu chính là Nhật Bản và Trung Quốc. Tokyo đưa ra đề xuất tiến hành dự án với tổng kinh phí 4,5 tỷ USD, trong khi Bắc Kinh đưa ra tổng kinh phí cao hơn là 5,2 tỷ USD. Dù vậy, Jakarta lại chấp nhận mức giá đắt hơn từ phía Trung Quốc, nguyên nhân là Bắc Kinh tuyên bố cung cấp toàn bộ số tiền tài trợ và bảo đảm thời gian hoàn thành nhanh hơn, trong khi Tokyo tuyên bố chỉ cung cấp khoảng 75% tổng số tiền tài trợ, phần còn lại thuộc trách nhiệm của Indonesia.

Điều khác biệt lớn nhất trong hai đề xuất là Trung Quốc không yêu cầu Jakarta chi trả đồng ngân sách nào, điều mà Nhật Bản không thực hiện được. Vụ việc sau đó gây ra phẫn nộ trong giới quan chức Nhật Bản, Bộ trưởng Nội các Nhật Bản thời điểm đó là ông Suga Yoshihide cho rằng, quyết định của Indonesia chọn Trung Quốc thay vì Nhật Bản là “cực kỳ đáng tiếc” và “khó hiểu”.

Hơn nữa, vụ việc còn ảnh hưởng đến quyết định tiếp theo của Nhật Bản trong hỗ trợ Indonesia mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc. Khi Jakarta dự định phát triển tuyến đường sắt Jakarta-Bandung nối sang Surabaya tháng 9/2023, Tokyo tỏ ra miễn cưỡng tham gia đấu thầu dự án. Bộ trưởng Nội các Nhật Bản lúc đó, ông Noriuki Shitaka tuyên bố, việc kết hợp công nghệ Trung Quốc và Nhật Bản trong đường sắt cao tốc của Indonesia sẽ chỉ làm phức tạp thêm dự án. Ông Shitaka còn cho rằng, điều đó sẽ làm tổn hại đến “thương hiệu” của Nhật Bản vì họ không có bất kỳ kiến ​​thức nào về công nghệ Trung Quốc áp dụng cho đường sắt cao tốc Indonesia.

Có thể thấy, với tư cách quốc gia đi đầu về công nghệ đường sắt ở châu Á, Nhật Bản có ưu thế trong cung cấp cơ sở hạ tầng đường sắt tin cậy cho nhiều quốc gia trong khu vực. So sánh với Tokyo, Bắc Kinh còn tương đối non trẻ trong lĩnh vực này. Do đó, muốn cạnh tranh với Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang tìm cách tiếp cận mới, chẳng hạn như cung cấp đề xuất có lợi cho phía đối tác giống như dự án đường sắt Jakarta-Bandung năm 2015. Với chiến thắng này, Trung Quốc bắt đầu khẳng định công nghệ đường sắt với thế giới và chứng minh bản thân đủ năng lực cạnh tranh với đối thủ uy tín như Nhật Bản.

2 máy bay Ykovlev Yak-52 va chạm trên không ở Bồ Đào Nha

2 máy bay Ykovlev Yak-52 va chạm trên không ở Bồ Đào Nha

2 chiếc máy bay nhỏ va chạm giữa không trung ngày 2/6 trong một buổi trình diễn thuộc khuôn khổ cuộc triển lãm hàng không ...

Điểm tin thế giới sáng 4/6: Đại sứ quán Israel bị ném bom xăng, Ngoại trưởng Nga công du châu Phi, động đất ở Nhật Bản

Điểm tin thế giới sáng 4/6: Đại sứ quán Israel bị ném bom xăng, Ngoại trưởng Nga công du châu Phi, động đất ở Nhật Bản

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/6.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Tổng thư ký Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu Slovenia

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Tổng thư ký Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu Slovenia

Ngày 17/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Renata Cvelbar Bek, Tổng thư ký Bộ ...

Liên hợp quốc phái chuyên gia giám sát bầu cử Venezuela

Liên hợp quốc phái chuyên gia giám sát bầu cử Venezuela

Ngày 25/6, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo sẽ cử 4 chuyên gia đến giám sát cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra ...

Trung Quốc đẩy mạnh xung lực của ngoại giao gấu trúc

Trung Quốc đẩy mạnh xung lực của ngoại giao gấu trúc

Ngày 26/6, gấu trúc khổng lồ Yun Chuan và Xin Bao bắt đầu hành trình đến Mỹ, đánh dấu vòng hợp tác mới giữa Bắc ...

(theo Modern Diplomacy)

Đọc thêm

Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Đại úy Ibrahim Traoré, giành quyền lãnh đạo Burkina Faso từ ngày 30/9/2022, đã bắt đầu quản lý đất nước Tây Phi này thêm 5 năm.
Tứ kết Copa America 2024: Thử thách lớn chờ đội tuyển Brazil

Tứ kết Copa America 2024: Thử thách lớn chờ đội tuyển Brazil

Brazil gặp Uruguay ở tứ kết Copa America 2024, đây là thử thách lớn với Selecao bởi Uruguay thể hiện màn trình diễn rất ấn tượng ở vòng bảng.
Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra tại Washington trong tuần tới sẽ 'giúp xây cầu' dẫn đến việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự.
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 7/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 7/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng Swift 2021, Ciaz 2021, XL7 2021, Ertiga 2021, Ertiga 2022, XL7 2022, Jimny 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Cách chỉnh thời gian tắt màn hình tự động trên Redmi iPad Pro đơn giản

Cách chỉnh thời gian tắt màn hình tự động trên Redmi iPad Pro đơn giản

Bạn cảm thấy bực bội khi màn hình máy tính bảng Redmi iPad Pro của mình tự động tắt quá nhanh khi đang xem phim hay đọc báo không? Xem ...
Hẹn giờ gửi tin nhắn trên iMessage cực đơn giản

Hẹn giờ gửi tin nhắn trên iMessage cực đơn giản

Bạn muốn tạo bất ngờ bằng lời chúc mừng sinh nhật vào đúng lúc giữa đêm? Với iOS 18, việc hẹn giờ gửi tin nhắn trên iMessage trở nên đơn ...
Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Bất ổn ở Tây Phi: Quân đội quản lý Burkina Faso thêm 5 năm, tấn công vũ trang ở miền Trung Mali, Niger-Benin hạ nhiệt căng thẳng

Đại úy Ibrahim Traoré, giành quyền lãnh đạo Burkina Faso từ ngày 30/9/2022, đã bắt đầu quản lý đất nước Tây Phi này thêm 5 năm.
Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Ukraine 'khoe' tích hợp thành công hệ thống tác chiến vào mạng lưới của NATO, cùng Mỹ thảo luận 'cây cầu' dẫn đến liên minh

Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra tại Washington trong tuần tới sẽ 'giúp xây cầu' dẫn đến việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự.
Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Canada tái khẳng định cam kết với an ninh và ổn định khu vực châu Âu-Đại Tây Dương

Thủ tướng Canada Justin Trudeau xác nhận ông sẽ tới Washington (Mỹ) dự Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 8-11/7.
Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Thái Lan và Ấn Độ tổ chức tập trận thường niên Maitree

Lục quân Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung với Thái Lan (Maitree) lần thứ 13 kéo dài từ ngày 1-15/7 tại Pháo đài Vachiraprakan.
Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế

Nội các mới của Ai Cập sẽ không chỉ có các gương mặt mới, mà còn chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ.
Biểu tình bạo lực ở Thổ Nhĩ Kỳ: Gần 500 người bị bắt giữ, dân Syria nổi giận, Ankara hành động

Biểu tình bạo lực ở Thổ Nhĩ Kỳ: Gần 500 người bị bắt giữ, dân Syria nổi giận, Ankara hành động

Thổ Nhĩ Kỳ đóng các cửa khẩu biên giới chính giáp với Tây Bắc Syria sau các cuộc biểu tình phản đối lẫn nhau của người dân hai bên.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Phiên bản di động