Nhỏ Bình thường Lớn

“Ngoại giao đường sắt”

Việc thúc đẩy bán các công nghệ tàu cao tốc cho các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á và Trung Á đã trở thành một nội dung quan trọng trong các cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Bắc Kinh và các nước này. Báo chí Trung Quốc đã mô tả hoạt động này là "Ngoại giao đường sắt Shinkansen" (tàu cao tốc)..
Tàu cao tốc Shinkansen(Ảnh minh họa)
Việc thúc đẩy bán các công nghệ tàu cao tốc cho các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á và Trung Á đã trở thành một nội dung quan trọng trong các cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Bắc Kinh và các nước này. Báo chí Trung Quốc đã mô tả hoạt động này là "Ngoại giao đường sắt Shinkansen" (tàu cao tốc)..

Hiện nay Bắc Kinh đang tiến hành các cuộc thảo luận về việc xây dựng mạng lưới tàu cao tốc Shinkansen đồng bộ với 17 quốc gia khu vực, trong đó có cả Việt Nam, Myanmar và Ấn Độ. Với những nước không có nguồn tài chính dồi dào như Myanmar, Trung Quốc hứa hẹn sẽ tài trợ cả về kỹ thuật và tài chính. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đề cập tới kế hoạch xây dựng một hệ thống đường sắt vươn tới cả những quốc gia không có biên giới chung như Iran. Một khi dự án được tiến hành thì một hệ thống đường sắt nối Trung Quốc với khu vực Trung Đông đi qua Pakistan hoặc Afghanistan sẽ được hình thành. Mục đích lớn nhất của Bắc Kinh trong việc kết nối đường sắt sang vùng Vịnh là nhằm đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ từ khu vực này, vốn được cho là có ý nghĩa sống còn với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay.

 

Vậy nên, quốc gia này cũng tỏ ra khá hờ hững triển khai dự án này với Hàn Quốc, quốc gia nghèo tài nguyên. Mới đây, Hàn Quốc lên tiếng muốn tham gia vào hệ thống đường sắt nói trên với việc đề xuất xây dựng đường ngầm dưới biển nối Hàn Quốc với tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh tỏ ra không hào hứng với ý tưởng này vì cho rằng việc xây dựng đường hầm sẽ gặp khó khăn về mặt kỹ thuật và rất tốn kém!

 

Minh Nhật(Theo Sankei)