Ngoại giao kinh tế: Thành tựu nổi bật, lợi ích hữu hình

Kinh tế thế giới năm 2015 tăng trưởng chậm, thấp, không đồng đều, tiềm ẩn nhiều rủi ro với một số diễn biến không thuận như nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc suy giảm, giá dầu tụt dốc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất USD, động lực tăng trưởng chuyển dịch tương đối sang các nước phát triển, xuất hiện nhiều mảng tối tại các nền kinh tế đang nổi, nhất là nguy cơ dòng vốn quốc tế đảo chiều về các nước phát triển… 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ngoai giao kinh te thanh tuu noi bat loi ich huu hinh
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo NGKT thăm Liên doanh đóng tàu Damen Sông Cấm, Hải Phòng tháng 3/2015.

Những kết quả hữu hình

Trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng 6,68%, là một trong những điểm sáng đáng chú ý trong bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm. Năm 2015 cũng có ý nghĩa bước ngoặt trong triển khai chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện của Việt Nam. Đóng góp vào những thành công đó có nhiều kết quả quan trọng và nổi bật của ngành Ngoại giao nói chung, mà cụ thể là công tác NGKT.

Về song phương, Việt Nam đã cơ bản hoàn tất việc hình thành khuôn khổ quan hệ ổn định với các đối tác ưu tiên, quan trọng. Với việc nâng cấp thêm quan hệ với Malaysia và Philippines lên Đối tác chiến lược, đến nay Việt Nam đã có 15 Đối tác chiến lược và 10 Đối tác toàn diện đều là các đối tác kinh tế hàng đầu, chiến lược hàng đầu và có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực và thế giới. Đặc biệt, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các chuyến thăm thành công tới ba nước lớn và cũng là ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản trong cùng một năm thể hiện các nước coi trọng vị thế ngày càng tăng của Việt Nam.

Năm 2015 cũng là năm in đậm thành công của hội nhập quốc tế và đối ngoại đa phương. Cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu Việt Nam với số phiếu cao vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như ECOSOC nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019. Những thành tựu đối ngoại quan trọng đó khẳng định thế và lực mới của Việt Nam và vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của đất nước trên trường quốc tế.

Điểm sáng dễ thấy trong thành tựu đối ngoại Việt Nam năm nay là công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ với hội nhập quốc tế. Chưa có năm nào, Việt Nam lại hoàn thành việc đàm phán, ký kết đồng thời bốn Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như 2015, gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các FTA với Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á-Âu và EU. Năm 2015 cũng là năm Việt Nam cùng các nước ASEAN tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng Kinh tế AEC. Đây là những bước đi phù hợp với xu thế liên kết đa tầng nấc đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực và trên thế giới và là “cú hích” quan trọng giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, hoàn thiện thể chế pháp lý và cơ chế kinh tế thị trường, đồng thời tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và công bằng theo chuẩn mực quốc tế.

Với 15 FTA đã ký kết và đang đàm phán, Việt Nam là một trong những nước đi đầu khu vực trong tham gia các liên kết kinh tế với mạng lưới FTA rộng lớn gồm 58 đối tác, đóng góp khoảng gần 90% GDP toàn cầu và hơn 80% thương mại thế giới. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, tránh bị phụ thuộc vào một thị trường.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang thương hiệu Việt Nam như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ… sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn tại thị trường các nước, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, công nghệ cao, kỹ năng quản lý tiên tiến từ các đối tác phát triển, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu. Tham gia các FTA cũng sẽ mở cửa thị trường của Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút thêm nguồn vốn FDI, thúc đẩy có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ.

Trong bối cảnh luồng vốn bắt đầu chảy ngược trở lại các nước phát triển, Việt Nam vẫn khẳng định là điểm sáng về thu hút FDI. Năm 2015, Việt Nam thu hút được khoảng 22 tỷ FDI, trong đó FDI thực hiện là 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam năm 2015 cũng đạt mức khá, khoảng 5 tỷ USD. Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực thúc đẩy các nước Hàn Quốc, Thái Lan tiếp nhận lại lao động Việt Nam. Những nỗ lực vận động trực tiếp, “lăn xả” của các Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài đã khiến trái vải thiều, trái xoài Việt Nam lần đầu tiên hiện diện tại các thị trường nổi tiếng “khó tính” như Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ...

Những đóng góp quan trọng của kinh tế đối ngoại đã góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao nhất trong 5 năm qua và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra đầu năm là 6,2%.

Sẽ có nhiều hình thức, cách làm mới

Đánh giá cao kết quả đạt được trong năm 2015, nhưng Trưởng Ban chỉ đạo NGKT, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, NGKT cần phải làm tốt hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục gắn kết chặt chẽ với hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hoạt động với nhiều hình thức và cách làm mới.

Năm 2016, trước những dự báo về cục diện kinh tế thế giới không ngừng biến động, cũng là năm được đánh giá sẽ có nhiều sự kiện tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đem lại nhiều thách thức cũng như cơ hội đan xen, công tác NGKT cần tập trung làm tốt những việc sau:

ngoai giao kinh te thanh tuu noi bat loi ich huu hinh

Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế tham quan thực địa Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, tháng 3/2014.

Một là, tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác thông qua việc xây dựng và thực hiện các chương trình hành động thực hiện các khuôn khổ quan hệ Việt Nam đã thiết lập với các đối tác, giúp thu hút ngày càng nhiều nguồn lực cho phát triển đất nước. Một mặt, cần tập trung đẩy mạnh hợp tác kinh tế, củng cố đan xen lợi ích với các đối tác lớn và quan trọng. Mặt khác, cần tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống và tiềm năng ở châu Á, Đông Âu, Trung Đông-châu Phi, Mỹ Latinh-Caribean...

Hai là, tiếp tục nâng cao “chất” và “lượng” sự tham gia của Việt Nam trong các cơ chế, diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế. Nâng tầm tham gia và đóng góp của ta tại các diễn đàn, cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế, đặc biệt là các hoạt động cấp cao trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEM, APEC, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF- Davos, Đông Á), các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong. Cụ thể, cần nâng cao chất lượng các sáng kiến của Việt Nam; đồng thời chủ động, tích cực tham gia đóng góp xây dựng, định hình luật chơi mới phù hợp với điều kiện và lợi ích đất nước cũng như xu thế chung ở khu vực, thế giới.

Ba là, tích cực phối hợp, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong xúc tiến kinh tế đối ngoại theo hướng thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu triển khai thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tăng cường phổ biến, cập nhật thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, về tình hình kinh tế thế giới cho các địa phương, doanh nghiệp; hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hội nhập. Trong đó, NGKT làm tròn được vai trò “người bắc cầu”, cùng đồng hành và hỗ trợ thiết thực, hiệu quả. Nhiệm vụ đầu tiên của Ban chỉ đạo NGKT trong năm 2016 là chuyến công tác, hoạt động thực địa tại Đà Nẵng.

Bốn là, đẩy mạnh, nâng cao công tác nghiên cứu, thông tin, tham mưu kinh tế bằng cách tiếp tục nâng cao chất lượng, chiều sâu của các báo cáo định kỳ về kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam, triển khai các báo cáo, nghiên cứu kinh tế nhanh/đột xuất để kịp thời thiết thực phục vụ Chính phủ tham khảo trong điều hành kinh tế-xã hội...

Năm là, tiếp tục sử dụng hiệu quả Quỹ NGKT để công cụ này thực sự tạo ra cú hích cho các sáng kiến về NGKT trong nước và tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường xã hội hóa nguồn kinh phí để tạo tính lan tỏa và bền vững của công tác NGKT.

Trong chương trình “Cập nhật kiến thức, kỹ năng NGKT và tham vấn địa phương, doanh nghiệp dành cho Ban chỉ đạo NGKT năm 2016” tại Đà Nẵng từ ngày 24-27/2/2016, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn công tác thực hiện một số hoạt động chính sau:

(i) Làm việc với UBND thành phố Đà Nẵng và đại diện các Sở, ban, ngành liên quan của thành phố. Đoàn công tác và đại diện của một số Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc) sẽ trao đổi, làm việc với đại diện UBND Tp. Đà Nẵng về khả năng hỗ trợ Tp. trong tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư cũng như tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp nước ngoài tại địa phương.

(ii) Thăm và làm việc tại một số cơ sở kinh tế (Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Cảng Đà Nẵng, Công ty Cao su Đà Nẵng DRC, Công ty dược phẩm Đà Nẵng Danapha) nhằm nắm bắt thông tin về hoạt động của các cơ sở kinh tế tiêu biểu của Tp. và lắng nghe nhu cầu cần hỗ trợ, kết nối, xúc tiến hợp tác và kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp.

(iii) Thăm làm việc tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh nhằm tìm hiểu thêm và nắm bắt nhu cầu cần hỗ trợ của Viện. Hoạt động được Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đặc biệt quan tâm, phục vụ cho Đối thoại chiến lược Việt-Anh sắp tới.

(iv) Tham dự Tọa đàm với cán bộ, công chức thành phố Đà Nẵng về NGKT và tình hình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Đại diện các Vụ Tổng hợp kinh tế, Hợp tác kinh tế đa phương, ASEAN, Ban Thư ký APEC 2017, Cục Ngoại vụ, Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao) sẽ trình bày, trao đổi với cán bộ UBND Tp. Đà Nẵng về công tác NGKT và HNKTQT thuộc quan tâm của Tp. (kinh nghiệm nghiên cứu, thông tin, dự báo tình hình; vấn đề hội nhập trong Cộng đồng ASEAN đối với địa phương; cơ hội của Đà Nẵng khi đăng cai APEC 2017…), qua đó nâng cao và quảng bá vai trò của ngành Ngoại giao trong hỗ trợ địa phương xúc tiến kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế.

(v) Tham dự một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình của Cuộc đua thuyền buồm Clipper Race 2015-2016 tại Đà Nẵng. Đây là cuộc đua thuyền buồm Vòng quanh thế giới dài nhất dành cho các thủy thủ nghiệp dư và lần đầu tiên Việt Nam có tên trên lịch trình của Cuộc đua Clipper Race. Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã tích cực vận động và hỗ trợ thành phố Đà Nẵng, địa phương đầu tiên của Việt Nam, tham gia vào Chương trình này, góp phần quảng bá hình ảnh, cũng như lợi thế và tiềm năng du lịch của Việt Nam.

Chu Văn

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm nhấn quan trọng trong cuộc đời bạn trong năm nay. Hãy rút ngay một lá bài tarot để cùng ...
Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 25/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 25/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 25/11, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?
Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Chuyên gia cảnh báo rằng sự tăng giá của bitcoin đang tạo cảm giác an toàn giả tạo cho nhà đầu tư, cho rằng tiền điện tử không ổn định như vàng.
Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Vấn đề kinh tế, một trong những yếu tố then chốt giúp ông Trump chiến thắng, đã 'bắn trúng hồng tâm'.
Báo Mỹ dự báo EU khó tránh cuộc sụp đổ về năng lượng nếu thiếu khí đốt Nga

Báo Mỹ dự báo EU khó tránh cuộc sụp đổ về năng lượng nếu thiếu khí đốt Nga

Bloomberg đề cập cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra tại EU, cho rằng khi khối này đã bắt đầu gặp khó khăn trong việc cung cấp năng lượng.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động