Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu khai mạc Tọa đàm 'Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước'. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tham dự Tọa đàm có nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, nguyên Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Vụ Tổng hợp Kinh tế qua các thời kỳ, các Đại sứ vừa được bổ nhiệm, thủ trưởng các đơn vị của Bộ Ngoại giao và các thế hệ cán bộ Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao.
Tin liên quan |
Cán bộ làm công tác Ngoại giao kinh tế cần nuôi dưỡng đam mê, ấp ủ hoài bão, thắp sáng nhiệt huyết, ra sức thi đua, xây dựng nước Việt Nam phồn vinh |
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của công tác Ngoại giao kinh tế trong nửa thế kỷ qua; đồng thời nhấn mạnh, các cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế có quyền tự hào đã góp nhiều công trạng lớn lao cho tiến trình tiên phong phục vụ phát triển của đất nước.
Điểm lại lịch sử hình thành đầy khó khăn, khi công tác Ngoại giao kinh tế chưa định hình rõ nội hàm, chưa được ghi nhận, các thế hệ cán bộ ngoại giao mà nòng cốt là cán bộ của Vụ Tổng hợp kinh tế đã không ngừng sáng tạo, dấn thân, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ khó khăn, từ phá thế bao vây cấm vận đến hội nhập sâu rộng để đưa lá cờ Việt Nam bay cao, vươn xa trên bản đồ thế giới như hiện nay.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: "Sau 50 năm, công tác Ngoại giao kinh tế đã định vị được chỗ đứng xứng đáng trong chuỗi giá trị phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Ngoại giao kinh tế lần đầu tiên được đưa thành một chủ trương trong văn kiện Đại hội XIII, là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của ngoại giao Việt Nam, là động lực quan trọng để phát triển đất nước".
Toàn cảnh Phiên 1 với chủ đề Ngoại giao kinh tế: 50 năm một chặng đường. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận để làm rõ các vấn đề phục vụ phát triển công tác Ngoại giao kinh tế trong 30 năm tới. Với những vấn đề sau:
Thứ nhất, các đại biểu thảo luận để qua Tọa đàm khơi gợi cảm hứng, để tới đây giao nhiệm vụ cho Vụ Tổng hợp Kinh tế làm công trình nghiên cứu tổng kết 50 năm công tác ngoại giao kinh tế. Trong đó đánh giá quá trình phát triển tư duy, hành động, kết quả, hạn chế, nguyên nhân, bài học và kiến nghị tham mưu định hướng phát triển trong thời gian tới.
Thứ hai, Ngoại giao kinh tế phải làm gì để không bỏ lỡ cơ hội, chậm nhịp trong chuyển đổi, tụt hậu về kinh tế, đuổi với theo sau về công nghệ, mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình; làm thế nào để góp phần đưa đất nước đạt được các mục tiêu phát triển chiến lược 2030 và 2045. Đặc biệt trong bám sát dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV để tìm ra thế mạnh, từ đó xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, công tác ngoại giao kinh tế đóng góp cho đất nước.
Thứ ba, Ngoại giao kinh tế làm sao góp phần bảo đảm và nâng cao an ninh kinh tế đất nước, nâng cao tự chủ chiến lược, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; trong khi để phát triển nhanh và bền vững cần tranh thủ tối đa các thời cơ, cơ hội, nguồn lực bên ngoài, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Công tác Ngoại giao kinh tế không chỉ của một đơn vị mà của toàn ngành Ngoại giao, tất cả các trụ cột ngoại giao đều phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Thứ tư, Ngoại giao kinh tế làm thế nào để nội hàm kinh tế, lợi ích kinh tế trở thành một công cụ để triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; để chúng ta có thể “làm chủ được cuộc chơi” trong quan hệ song phương và trên các diễn đàn đa phương trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Tọa đàm "Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước" gồm hai phiên. Phiên 1 với chủ đề Ngoại giao kinh tế: 50 năm một chặng đường. Phiên 2 với chủ đề Ngoại giao kinh tế: Hướng tới tương lai.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Phiên 1. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì Phiên 1, cùng các diễn giả: Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao; Đại sứ Nguyễn Đức Hùng, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Vụ trưởng Vụ châu Mỹ; Đại sứ Bùi Xuân Nhật, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế; Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế.
Tại phiên này, các diễn giả đã nhìn lại quá trình ngoại giao kinh tế hoàn thiện về nội hàm và phát triển thành một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện. Các ý kiến của đại biểu đã tập trung đánh giá đóng góp, thành tựu của ngoại giao kinh tế từ các góc độ: Phá thế bao vây cấm vận, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển; nghiên cứu/tham mưu, tham gia sâu vào tiến trình hội nhập của đất nước; tranh thủ nguồn lực phục vụ phát triển, ứng phó và xử lý các vấn đề phức tạp.
Trong Phiên 2 do Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Đoàn Phương Lan chủ trì cùng các diễn giả: Thứ trưởng Ngoại giao trực tiếp phụ trách công tác ngoại giao kinh tế Nguyễn Minh Hằng; Vụ trưởng Vụ châu Mỹ Lê Chí Dũng; Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn; Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương Luyện Minh Hồng.
Các đại biểu tham dự Phiên 2 tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tại phiên này, các diễn giả tái định vị công tác ngoại giao kinh tế trong bối cảnh mới; đổi mới tư duy, cách tiếp cận và cách triển khai công tác ngoại giao kinh tế để hỗ trợ hiệu quả hơn các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội; phương hướng thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế với các đối tác chủ chốt; các hình thái mới của ngoại giao kinh tế như: ngoại giao vaccine, ngoại giao công nghệ; thế hệ cán bộ mới và trách nhiệm kế thừa di sản của ngoại giao kinh tế...
Phát biểu kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bày tỏ tri ân, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo và cán bộ Vụ Tổng hợp Kinh tế qua các thời kỳ đã đóng góp cho công tác ngoại giao kinh tế trong 50 năm qua.
Với chặng đường 50 năm, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế đã thực sự khẳng định trở thành một trụ cột, trung tâm cơ bản của nền ngoại giao Việt Nam, của cả hệ thống chính trị, là động lực quan trọng cho phát triển đất nước.
Trong suốt chặng đường vừa qua - dù với cương vị là Tổ kinh tế thời hậu chiến, Vụ Hợp tác Kinh tế hay Vụ Tổng hợp Kinh tế ngày nay, Thứ trưởng nhận thấy, các thành viên đều nỗ lực không ngừng, đóng góp hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cho sự nghiệp chung của Bộ Ngoại giao, cho đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng phát biểu kết luận Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Qua chia sẻ của các diễn giả, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đúc kết được những bài học trong công tác triển khai ngoại giao kinh tế:
Thứ nhất, về bám sát chủ trương, đường lối phát triển của đất nước, bám sát thực tiễn của đất nước.
Thứ hai, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết.
Thứ ba, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén, kịp thời, càng khó khăn, càng phức tạp càng bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp, tổng lực của các trụ cột đối ngoại để phục vụ ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước.
Thứ năm, phát huy đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị.
Trong giai đoạn tới, khi thế giới bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo thông minh, kỷ nguyên của khoa học công nghệ, đất nước cũng bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, công tác ngoại giao kinh tế xác định tiếp tục phát huy truyền thống, nền tảng đã đạt được để tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Một số hình ảnh tại Tọa đàm:
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Phiên 2. |
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Đoàn Phương Lan chủ trì Phiên 2 của Tọa đàm. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Tọa đàm. |
Các thế hệ Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao. |
Đường link lấy ảnh gốc tại đây.
| Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy xuất khẩu, động lực tăng trưởng Chiều tối 18/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về ... |
| Ngoại giao kinh tế ‘chắp cánh’ hàng Việt vươn xa Thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế triển khai một cách bài bản và hiệu quả, đóng góp thực chất vào phát triển ... |
| Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng: Chưa bao giờ công tác ngoại giao kinh tế được gắn với nhu cầu sát sườn của các địa phương như hiện nay Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng ta đã ban hành Chỉ thị, xác định rõ ... |
| Công tác ngoại giao kinh tế: Đã tốt, còn tốt hơn! Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) được Bộ Ngoại giao ... |
| Cán bộ làm công tác Ngoại giao kinh tế cần nuôi dưỡng đam mê, ấp ủ hoài bão, thắp sáng nhiệt huyết, ra sức thi đua, xây dựng nước Việt Nam phồn vinh Chiều ngày 14/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu khai mạc Tọa đàm ... |