Ngoại giao nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo, vì tương lai hòa bình và an toàn

Minh Thư
Để kiến tạo một tương lai hòa bình và an toàn thì các quyết định mang tính toàn diện về vấn đề nguồn nước và khí hậu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mạng lưới Phụ nữ trong Ngoại giao nguồn nước cùng các đối tác kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ với nội dung trọng tâm là sự kiên cường.(Ảnh: Radhika Gupta)
Phụ nữ cần tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định ở các cấp độ liên quan đến nước và khí hậu. (Ảnh: Radhika Gupta)

Trong tháng kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 2025, từ khóa “sự kiên cường” thường xuyên được nhắc đến trong Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước (Women in Water Diplomacy Network). “Không có thử thách nào là đầu tiên hay cuối cùng”, “chúng ta hãy cùng nhau trở nên mạnh mẽ hơn”, đó là điều mà các thành viên trong mạng lưới luôn nhắc nhở và động viên nhau. Với họ, sự kiên cường là giá trị cốt lõi để huy động mọi nhân tài trong xã hội ứng phó với những thách thức về nguồn nước toàn cầu.

Khủng hoảng, rào cản và sự trì trệ

Biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều cuộc khủng hoảng về nước nghiêm trọng như lũ lụt và hạn hán, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế, an ninh lương thực, gắn kết xã hội, phòng ngừa xung đột, di cư... Do đó, các quy trình và thể chế ra quyết định liên quan đến nước và khí hậu, ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các thách thức ảnh hưởng đến toàn xã hội và tới nhiều thế hệ tương lai. Việc ra quyết định liên quan đến nước và khí hậu tạo "vốn liếng" cho một tương lai hòa bình và an toàn.

Tuy nhiên, sự bất bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn luôn tồn tại như một rào cản khiến họ chưa được trao cơ hội để đóng góp vào các quyết định quan trọng này. Phụ nữ không phát huy hết tiềm năng và thế giới không thể tận dụng được trí tuệ sáng tạo cũng như kinh nghiệm từ "phái đẹp". Chỉ số giới của Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trong năm 2024 cho thấy, gần 40% quốc gia có dấu hiệu đình trệ hoặc thụt lùi về bình đẳng giới, ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ phụ nữ và trẻ em gái. Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 cảnh báo, với tốc độ này, thế giới sẽ mất 134 năm nữa để đạt được bình đẳng giới.

Nước là yếu tố thiết yếu đối với mọi cộng đồng, song việc quản lý và phân phối nước lại được định hình bởi các cấu trúc quản trị, chính sách và quy trình ra quyết định.

Hàng tỷ phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là ở các cộng đồng thiểu số, không được tiếp cận an toàn với các nguồn tài nguyên cơ bản, trong đó có nước. Điều này trực tiếp hạn chế khả năng đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái cho cộng đồng của mình và kéo dài chu kỳ bất bình đẳng. Trong khi các chuyên gia và nhà lãnh đạo là phụ nữ tham gia sâu hơn vào việc thúc đẩy hành động ở cấp địa phương, khu vực và toàn cầu để hỗ trợ và duy trì nguồn tài nguyên nước, phụ nữ không có nhiều đại diện ở vị trí ra quyết định chính thức liên quan đến nước.

Dự án Theo dõi giới và khí hậu do Tổ chức Phát triển môi trường phụ nữ khởi xướng cho biết, năm 2024, phụ nữ chỉ chiếm 34% trong các đoàn đại biểu tham gia vào quá trình Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, phản ánh sự trì trệ trong tiến trình bình đẳng giới.

An ninh nguồn nước - Yếu tố cốt lõi để thúc đẩy bình đẳng giới
Kể từ khi thành lập, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước lấy cảm hứng từ các sáng kiến ​​bắt nguồn từ chính sách đối ngoạiquyền của phụ nữ. (Nguồn: SIWI)

Thành lập vào năm 2017 tại lưu vực sông Nile, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước giờ đã mở rộng thành cộng đồng toàn cầu nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong việc quản trị nguồn nước xuyên biên giới. Họ đang hoạt động tích cực tại các khu vực như Trung Á-Afghanistan, Nam Phi, Bắc Mỹ và Nam Caucasus, với mục tiêu tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các quyết định về tài nguyên nước.

Những nguyên tắc nền tảng

Bằng cách áp dụng các nguyên tắc bình đẳng giới vào ngoại giao nguồn nước, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước nỗ lực nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc đàm phán và quá trình ra quyết định liên quan đến nước, xây dựng khả năng phục hồi ở các khu vực không an toàn về nước và thúc đẩy quản trị hợp tác và bao trùm. Từ đó, việc quản lý tài nguyên nước được thực hiện công bằng và bền vững ở mọi cấp độ.

Điều này không chỉ góp phần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nước mà còn thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Cách tiếp cận này mở đường cho một nền ngoại giao nguồn nước mang tính chuyển đổi từ các hoạt động do phụ nữ lãnh đạo, đồng thời định hình lại những nguyên tắc cốt lõi về hiệu quả của ngoại giao nguồn nước.

Thứ nhất, sự tham gia toàn diện và bình đẳng là nền tảng để giải quyết những thách thức về nước và khí hậu hiện nay. Tài năng ở bất kỳ giới tính nào cũng được chào đón và các quyết định liên quan đến cộng đồng không nên được đưa ra nếu thiếu sự tham gia của chính cộng đồng đó.

Thứ hai, hiện trạng không trung lập. Sự chênh lệch quyền lực vốn có thường khiến chuyên môn và kinh nghiệm của phụ nữ bị hạ thấp trong các diễn đàn ra quyết định về nguồn nước và khí hậu. Do đó, cần đẩy nhanh các nỗ lực xóa bỏ bất bình đẳng giới và tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho các chuyên gia và lãnh đạo nữ trong lĩnh vực nước.

Thứ ba, lắng nghe để hợp tác. Thông qua việc lắng nghe, sự ngờ vực được xóa bỏ và niềm tin giữa các bên được củng cố.

An ninh nguồn nước - Yếu tố cốt lõi để thúc đẩy bình đẳng giới
Đại biểu tham dự Diễn đàn Mạng lưới toàn cầu lần thứ 2 dành cho phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước tại Vienna, Áo ngày 7/3/2024. (Nguồn: OSCE)

Thứ tư, cần giải pháp bền vững và kiên cường. Nghiên cứu trong lĩnh vực phụ nữ, hòa bình và an ninh chỉ ra rằng sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hòa bình giúp nâng cao khả năng đạt được thỏa thuận, tăng xác suất duy trì thỏa thuận và giảm nguy cơ tái diễn xung đột.

Thứ năm, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Để đảm bảo sự tham gia thực chất của phụ nữ và các nhóm yếu thế trong các quyết định liên quan đến nguồn nước và khí hậu, cần thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các quy trình ra quyết định ở mọi cấp độ. Dữ liệu phân tách theo giới cần được thu thập để đánh giá tác động và thiết kế chính sách phù hợp.

Thứ sáu, quan tâm đến phúc lợi và sức khỏe. Góc nhìn bình đẳng giới nhấn mạnh rằng cần giảm gánh nặng về thời gian và lao động mà tình trạng mất an ninh nguồn nước gây ra cho phụ nữ và tạo ra các hệ thống giúp giảm bớt những áp lực này. Điều này không chỉ trao quyền cho phụ nữ mà còn tăng cường khả năng phục hồi của các cộng đồng đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh nguồn nước.

Thứ bảy, đầu tư vào phụ nữ để đẩy nhanh các giải pháp. Các mạng lưới liên kết xuyên quốc gia như Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước cung cấp cơ hội được cố vấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự kết nối để phụ nữ có thể tham gia lãnh đạo trong lĩnh vực nước. Các nền tảng này cũng tạo điều kiện cho các thành viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, nuôi dưỡng lòng tin và xây dựng chiến lược chung, cũng như thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới để giải quyết các thách thức chung liên quan đến nước và khí hậu.

***

Kể từ khi thành lập, Mạng lưới Phụ nữ trong ngoại giao nguồn nước đã lấy cảm hứng từ các sáng kiến đối ngoại nữ quyền đổi mới, định hình là một mô hình ngoại giao nguồn nước mang tính chuyển đổi, dựa trên sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ. Dù còn nhiều thách thức phía trước, những nguyên tắc mới nổi của ngoại giao nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo vẫn đang là một nền tảng vững chắc cho một tương lai hòa bình, an toàn và bền vững.

Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao

Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao

Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao được tổ chức vào 24/6 hàng năm nhằm nêu bật những đóng góp của phụ nữ ...

Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ 2025, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam Pauline Tamesis chia sẻ với Báo ...

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng và quyền lợi, trong đó, phong trào đấu tranh vì quyền của ...

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay ...

Tọa đàm Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới bàn về bình đẳng và hạnh phúc gia đình

Tọa đàm Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới bàn về bình đẳng và hạnh phúc gia đình

Không ít người đàn ông từng nghĩ rằng việc “phụ giúp” vợ trong gia đình là đủ để thể hiện trách nhiệm. Nhưng điều đó ...

(theo Nature Portfolio)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Mức thuế ô tô 25% vẫn được áp dụng, nhưng sẽ không còn chồng lên mức thuế 25% đối với nhôm và thép mà Tổng thống Trump đã ký vào ...
Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Tôi đã có dịp trò chuyện cùng cựu chiến binh Nguyễn Tài Đạt, nghe ông kể lại những năm tháng chiến tranh gian khổ, hào hùng của dân tộc.
Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh ...
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Sự kiện 30/4 không chỉ là dịp để người Việt Nam tưởng nhớ quá khứ hào hùng mà còn là cơ hội để bạn bè quốc tế hiểu hơn về ...
Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã tới thăm, động viên đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng ...
Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Nếu lịch sử lặp lại, Arsenal sẽ có rất ít cơ hội lọt vào trận chung kết Champions League sau thất bại trước PSG trong trận bán kết lượt đi.
GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

Liên hợp quốc tái khẳng định cam kết hỗ trợ chính phủ Bangladesh trong việc bảo vệ mọi trẻ em khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025 nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, sẻ chia và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Ngày 25/4, Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, minh bạch và lấy con người làm trung tâm.
Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khởi xướng dự án Chuyến xe Hướng nghiệp nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường lao động quốc tế cho người trẻ tại Việt Nam.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 80 quốc gia và 5 vùng lãnh ...
Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đã trao đổi với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành UNODC về tình hình chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Hà Nội.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Là quốc gia đa dạng tôn giáo, Việt Nam đã sớm hình thành chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Việt Nam có nền tảng vững chắc và triển vọng khả quan cho việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028.
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tham gia chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao, Việt Nam gửi gắm đi nhiều thông điệp ý nghĩa tại khóa họp 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người được thể hiện rõ trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam...
Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Phiên bản di động