Nhỏ Bình thường Lớn

Ngoại giao nỗ lực đồng hành cùng địa phương

Vai trò đồng hành của Bộ Ngoại giao trong công tác đối ngoại trên các lĩnh vực, đặc biệt là ngoại giao kinh tế, ngoại giao phục vụ phát triển đã được nhiều tỉnh, thành ghi nhận và đánh giá cao.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các đại biểu tại Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản 2023 - Meet Japan 2023, tháng 11/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các đại biểu tại Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản 2023 - Meet Japan 2023, tháng 11/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chia sẻ tại một Diễn đàn về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) diễn ra tại Hà Nội, ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đánh giá rất cao vai trò của ngành Ngoại giao trong việc hỗ trợ địa phương kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như thu hút nguồn FDI chất lượng cao.

“Chúng tôi đã chuẩn bị rất tốt các điều kiện để thu hút FDI như: về nguồn đất sạch, chủ động quy hoạch các khu công nghiệp để tạo môi trường thu trường thu hút đầu tư. Chúng tôi cũng chuẩn bị cả hệ sinh thái công nghệ với ý thức rất rõ rằng, bên cạnh đất đai có tính đến hạ tầng phục vụ cho các nhà đầu tư, nhằm tạo ra cuộc sống tốt cho các nhà đầu tư đến. Trong thời gian dài, chúng tôi đã thực hiện tốt đường lối kinh tế đối ngoại và có sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành, nhất là Bộ Ngoại giao”, ông Lê Duy Thành nói.

Cùng với sự phát triển của đất nước và sự thành công của chiến lược thu hút FDI, từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu phía Bắc. Qua 10 tháng đầu năm 2023 tỉnh đã thu hút gần 558 triệu USD vốn FDI, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 34,82% và đạt 139,4% kế hoạch. Đồng thời, thu hút đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng vốn DDI, đạt 215,5% so với cùng kỳ năm 2022 và vượt 4,26 lần so với kế hoạch năm 2023.

Sự thành công của Vĩnh Phúc trong thu hút FDI thông qua các chương trình quảng bá, kết nối đầu tư với sự đồng hành của Bộ Ngoại giao là câu chuyện điển hình cho thấy những nỗ lực của ngành Ngoại giao trong việc hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế. Với sự phối hợp của Bộ Ngoại giao, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn có sự tham dự và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thu hút đông đảo đại diện các cơ quan đại diện ngoại giao, các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức và đối tác nước ngoài tại Việt Nam.

Ghi dấu ấn đặc sắc

Đánh giá về công tác triển khai đối ngoại địa phương trong hai năm qua kể từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 (tháng 12/2021), Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Như Hiếu khẳng định, công tác này đã ghi trên bản đồ đất nước nhiều dấu ấn đặc sắc, góp phần giúp các địa phương tạo thêm và hội tụ các nguồn lực bên ngoài phục vụ các mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội trước mắt, phát triển bền vững về lâu dài.

Bên cạnh các đối tác lâu năm, truyền thống, Bộ Ngoại giao tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác mới như các nước Trung Đông, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Israel… Nhiều hoạt động kết nối sôi động giữa các nước, các thị trường chủ chốt của Việt Nam với các địa phương được tổ chức trong hai năm 2022 và 2023.

Trong đó, phải kể đến các sự kiện Gặp gỡ Hàn Quốc (Thanh Hóa, 24-25/3/2022; Bình Định, 13-14/5/2022, Bắc Ninh, 17-18/5/2023); Gặp gỡ châu Âu (TP. Hồ Chí Minh, 28-30/11/2022); Gặp gỡ Nhật Bản 2023 (Bình Định, 7/7/2023; Bình Dương, 9/9/2023; Hà Nội, 2/11/2023); Gặp gỡ Thái Lan (Quảng Trị, 4/8/2023); Gặp gỡ Canada (TP. Hồ Chí Minh, 21/8/2023); Giới thiệu Cao Bằng (3/10/2023); Giới thiệu Quảng Ngãi (25/10/2023); Chuỗi Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Australia, Nhật Bản – Hàn Quốc, Anh 2023; Diễn đàn Thị trưởng các thành phố thế giới, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển lần thứ ba (Đà Nẵng, 17/3/2023)…

Trong khuôn khổ các sự kiện, đã có hàng nghìn cuộc kết nối giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp và đối tác quốc tế, nhiều hoạt động có sự tham dự của các Lãnh đạo Chính phủ như Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Trong hai năm qua, đặc biệt là trong năm 2023, độ “phủ sóng” của Bộ Ngoại giao tại nhiều địa phương được tăng cường đáng kể. Một loạt các cuộc làm việc của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Lãnh đạo Bộ với Ban Thường vụ tỉnh/thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Hải Dương… được triển khai sôi động.

Các chương trình hợp tác công tác đối ngoại giữa Bộ Ngoại giao và các địa phương bao gồm nhiều nội dung toàn diện, sâu rộng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Bộ với các địa phương, đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2021-2025.

Một điểm mới là Bộ Ngoại giao với mạng lưới kết nối rộng lớn đã hỗ trợ các địa phương mời và đưa các đoàn khách quốc tế (đoàn ngoại giao, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài…) đến địa phương trải nghiệm các sản phẩm thực tế, thương hiệu của địa phương như tìm hiểu văn hóa, di sản ở Ninh Bình, thưởng thức vải thiều Hải Dương, nhãn lồng của Hưng Yên. “Việc tỉnh Ninh Bình đề nghị Bộ Ngoại giao hỗ trợ kết nối quốc tế trong suốt hai năm liên tiếp thể hiện sự động viên và tin tưởng rất lớn của địa phương dành cho chúng tôi”, ông Nguyễn Như Hiếu chia sẻ.

Đồng hành, hỗ trợ, phục vụ

Để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ đồng hành cùng địa phương nắm bắt tốt các xu thế vận động, diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước; vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Đảng vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất kế hoạch, đề án cụ thể với từng lĩnh vực đối ngoại, trong quan hệ với từng đối tác, nhất là các đối tác quan trọng, tiềm năng đối với sự phát triển của địa phương, doanh nghiệp.

Bên cạnh các lĩnh vực công tác truyền thống, Bộ Ngoại giao tiếp tục mạnh dạn mở ra các lĩnh vực mới, tìm kiếm các đối tác mới, hướng đi mới có hiệu quả cao, mang lại kết quả thiết thực cho địa phương, doanh nghiệp; tìm ra các sản phẩm mới để kết nối quốc tế hiệu quả hơn, thúc đẩy quan hệ hợp tác sau các sự kiện, phiên tiếp xúc.

“Với triết lý ‘đồng hành, hỗ trợ và phục vụ’, Bộ Ngoại giao xem thành công của địa phương là niềm vui và động lực trong công tác. Giai đoạn 2022-2023 đã có nhiều khởi sắc so với các năm trước đó nhưng chúng tôi kỳ vọng vào thành công hơn nữa trong những năm tiếp theo, nhất là trong bối cảnh nước rút hiện thực hoá các mục tiêu đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ XIII”, Cục trưởng Nguyễn Như Hiếu chia sẻ.

Gửi gắm kỳ vọng

Những mong muốn, kỳ vọng, đề xuất của các địa phương đối với ngành Ngoại giao được đại diện các cơ quan ngoại vụ của 63 tỉnh thành trên toàn quốc gửi gắm tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 21 từ ngày 18-23/12 tới đây.

Với TP. Hồ Chí Minh, đó là mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục đồng hành và chỉ đạo sâu sát công tác đối ngoại của Thành phố trong bối cảnh đan xen giữa thách thức và cơ hội hậu đại dịch Covid-19; đề nghị Bộ hỗ trợ, kết nối với các đối tác tiềm năng, quảng bá các sự kiện đối ngoại đặc trưng của Thành phố đến các đối tác quốc tế.

Bắc Giang đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm về xu thế mới của kinh tế thế giới và tác động đến sản xuất, xuất khẩu, đầu tư của một số địa phương phía Bắc tại tỉnh; tham gia một số hội nghị, hội thảo quốc tế do các bộ, ngành Trung ương tổ chức, kết nối như: Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 12; Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc”; Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về triển khai ngoại giao kinh tế; Hội thảo “Hiệp định UKVFTA - Thương mại xanh và công bằng với Việt Nam”; sự kiện Gặp gỡ Kansai 2023 và Gặp gỡ Nhật Bản.

Lạng Sơn kiến nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục quan tâm chỉ đạo, định hướng, phối hợp và hỗ trợ tỉnh trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong tình hình mới, mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển; mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Australia, một số nước châu Âu; hỗ trợ công tác xúc tiến FDI, vận động ODA, NGO vào địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế, kỹ năng vận động, đàm phán quốc tế cho đội ngũ cán bộ địa phương...

Giao ban làm việc giữa Bộ Ngoại giao với các cơ quan ngoại vụ địa phương

Giao ban làm việc giữa Bộ Ngoại giao với các cơ quan ngoại vụ địa phương

Ngày 31/10, Bộ Ngoại giao tổ chức giao ban làm việc với các cơ quan ngoại vụ địa phương.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thông điệp, sự quyết tâm, cũng như hành động mạnh mẽ của Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thông điệp, sự quyết tâm, cũng như hành động mạnh mẽ của Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ...

Công tác chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao: Cần nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt để đạt hiệu quả tốt nhất

Công tác chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao: Cần nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt để đạt hiệu quả tốt nhất

Ngày 12/12, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì Hội nghị tổng kết Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của ...

Sở Ngoại vụ Phú Thọ: 10 năm hội tụ-hội nhập-phát triển

Sở Ngoại vụ Phú Thọ: 10 năm hội tụ-hội nhập-phát triển

10 dấu ấn nổi bật trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Phú Thọ giai đoạn 2013-2023.

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đề nghị Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tiếp tục chú trọng tăng cường công tác tham ...