Hội thảo thuộc khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia do TS. Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao làm chủ nhiệm. (Ảnh: Anh Sơn) |
Hội thảo quy tụ các diễn giả, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, đến từ nhiều cơ quan, tổ chức như: Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tập đoàn Công nghệ CMC, FPT, nhằm thảo luận về tác động của công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) đối với ngành Ngoại giao nói riêng và chiến lược phát triển quốc gia nói chung.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đưa ra góc nhìn toàn diện về vai trò của công nghệ bán dẫn và AI trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. Thứ trưởng Thường trực nhấn mạnh: "Bên cạnh các công nghệ mới nổi khác, công nghệ bán dẫn và AI đang trở thành 'mặt trận chính yếu' của cạnh tranh nước lớn, với những ý nghĩa to lớn chưa lường trước được hết đối với toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa của toàn thế giới”.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển trong lĩnh vực này, với lợi thế về vị trí địa chính trị, ổn định chính trị và nguồn nhân lực tiềm năng, chất lượng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức như nguy cơ phụ thuộc công nghệ nước ngoài và bị cuốn vào cạnh tranh giữa các cường quốc.
Trong bối cảnh đó, ngành Ngoại giao cần phát huy vai trò tiên phong, tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế, đồng thời xử lý khéo léo các mối quan hệ để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt đi kèm với xu hướng hình thành cục diện thế giới đa trung tâm, đa tầng nấc trong những năm tới.
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Anh Sơn) |
Tại hai phiên thảo luận, các diễn giả và chuyên gia có nhiều chia sẻ toàn diện và sâu sắc về bức tranh bán dẫn và AI toàn cầu, cũng như việc định vị Việt Nam trên bản đồ công nghệ hiện nay, những cơ hội, thách thức và khuyến nghị cho ngoại giao phục vụ phát triển.
Nhìn chung các ý kiến đều đánh giá công nghệ bán dẫn và AI là những công nghệ nền tảng của thời đại, các quốc gia đang tranh thủ chạy đua để tạo đột phá. Việt Nam có nhiều thuận lợi nhờ nền tảng chính trị ổn định, quan hệ ngoại giao rộng mở, nguồn nhân lực nhiều tiềm năng.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đưa ra nhiều đề xuất và kiến nghị quan trọng cho việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI tại Việt Nam, cũng như định hướng cho ngành Ngoại giao trong việc tham mưu chính sách và hỗ trợ quá trình này.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc phát triển hai lĩnh vực công nghệ này không chỉ là cơ hội để nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, mà còn là yếu tố then chốt để đảm bảo nội lực, tự lực tự cường, an ninh quốc gia về lâu dài và thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thời đại số.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
GS.TS Tạ Ngọc Tấn , Phó Chủ tịch thường trực, Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Anh Sơn) |
Các đại biểu tham gia tham luận và thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: Anh Sơn) |
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) Hoàng Anh Tuấn tham gia tham luận trực tuyến. (Ảnh: Anh Sơn) |
| Thủ tướng Han Duck Soo: Việt Nam-Hàn Quốc là đối tác hợp tác không thể tách rời trong thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững Việt Nam trở thành một trong 3 đối tác thương mại quan trọng nhất của Hàn Quốc với việc hai nước đang hướng tới mục ... |
| Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế tại Constanța, Romania Đại sứ quán Việt Nam tại Romania thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ... |
| Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong ngành công nghiệp bán dẫn Các doanh nghiệp bán dẫn Việt Nam và Nhật Bản đang đứng trước cơ hội lớn, cần phải nắm bắt nhu cầu của nhau, hướng ... |
| Thúc đẩy giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trong ngành xây dựng, nội thất, gia dụng Theo Tổng lãnh sự Nguyễn Việt Dũng, trong nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, cũng là ... |