TIN LIÊN QUAN | |
Hiệp ước INF: Cuộc chơi mới với thứ đồ cũ | |
'Hiệp ước START mới nhiều khả năng sẽ không được gia hạn' |
Ngoại trưởng Đức Heiko Mass. (Nguồn: BR) |
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh DLF, ông Maas nêu rõ, một hiệp ước mới kiểm soát vũ khí hạt nhân không chỉ nên bao gồm Mỹ và Nga mà còn cả Trung Quốc, song cho biết: "Chính phủ Trung Quốc vẫn im lặng một cách lạ thường, do đó chúng ta phải tiếp tục đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự".
Ngoại trưởng Maas cho rằng, việc chấm dứt Hiệp ước INF không có nghĩa một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu sẽ nổ ra, và khẳng định châu Âu sẽ không tham gia bất kỳ tiến trình nào như vậy.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã hối thúc Mỹ và Nga khẩn trương tìm kiếm một thỏa thuận theo “cùng một hướng đi mới” nhằm kiểm soát vũ khí.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Guterres ca ngợi hiệp ước INF là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt giúp ổn định châu Âu và chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Ông Guterres nhấn mạnh: “Khi hiệp ước này hết hiệu lực ngày 2/8, thế giới sẽ mất đi một công cụ vô giá nhằm kìm hãm cuộc chiến hạt nhân. Điều này sẽ có nguy cơ làm gia tăng, chứ không phải là giảm, mối đe dọa do các tên lửa đạn đạo gây ra”.
Về phần mình, trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin TASS của Nga được đăng tải ngày 2/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố các bước đi của Mỹ nhằm phá vỡ một loạt thỏa thuận quan trọng nhất trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, trong đó có INF sẽ tác động tiêu cực tới an ninh chiến lược toàn cầu và kết cục sẽ chống lại các lợi ích của Washington.
Thứ trưởng Ryabkov cũng cảnh báo với việc gây áp lực với những nước mà do nguyên nhân nào đó không được Mỹ coi là đối tác, Washington sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, trái lại nguy cơ xung đột và khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang mới sẽ gia tăng. Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ về quyết định nguy hiểm này, đồng thời đề nghị thông qua đối thoại tháo gỡ các mối lo ngại lẫn nhau.
Trước đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton xác nhận Washington sẽ chính thức rút khỏi INF vào ngày 2/8.
INF được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).
Tuy nhiên, vào tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729". Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy “Novator 9M729", đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm INF. Theo Moscow, Mỹ tạo cớ rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới.
Ngày 1/2/2019, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2 và bắt đầu tiến trình rút khỏi INF. Ngày 6/2, Nga thông báo sẽ rút khỏi INF trong vòng 6 tháng, như một sự đáp trả tương xứng đối với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.
Căng thẳng về INF khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga - Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới.
| Mỹ - Trung lại bất đồng trước đề xuất đa phương hóa INF TGVN. Ngày 30/7, Trung Quốc đã tái khẳng định lập trường phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm ... |
| Mỹ: Học thuyết quân sự Nga thách thức khái niệm răn đe hạt nhân của Washington TGVN. Ngày 21/7, phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen ở bang Colorado (Mỹ), Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood cho biết, Lầu Năm ... |
| Hội đồng NATO - Nga thảo luận về Hiệp ước INF và vấn đề Ukraine Việc đình chỉ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ là chủ đề chính trong cuộc họp của Hội đồng Tổ ... |