Ngoại trưởng Indonesia: Đối thoại là cách duy nhất giải quyết xung đột ở Biển Đông, Trung Quốc cần tôn trọng UNCLOS

Hồng Phúc
TGVN. Indonesia đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang ở Biển Đông và hối thúc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhằm giải quyết các tranh chấp
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tuân thủ một trật tự ổn định tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ không 'bị thiệt'
Nhận diện ‘điểm nóng mới’ trong xung đột Mỹ-Trung Quốc ở châu Á
0201 wang yi
Họp trực tuyến giữa Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 30/7. (Nguồn: Antara)

Theo hãng thông tấn chính thức Antara, trong cuộc họp trực tuyến ngày 30/7 với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc - với tư cách là một bên ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) - cần tuân thủ quy tắc ứng xử khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông với các nước trong khu vực.

Phát biểu họp báo sau cuộc họp, Ngoại trưởng Marsudi khẳng định: "TAC đã được nhiều nước ký kết, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nghĩa vụ của các quốc gia ký kết TAC là tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp ước".

Bà Marsudi cũng cho rằng đối thoại là "cách tốt nhất" để giải quyết xung đột, đồng thời nêu bật "nguyên tắc nhất quán" được Indonesia đề cao trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và tranh giành quyền lực ở Biển Đông là "tôn trọng luật pháp quốc tế".

"Indonesia tin tưởng rằng hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông chỉ có thể được duy trì nếu tất cả các quốc gia tôn trọng và thực thi tất cả luật pháp quốc tế liên quan, bao gồm cả UNCLOS 1982", bà nhấn mạnh.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Indonesia kêu gọi tất cả các bên tiếp tục ưu tiên phối hợp và hợp tác, thay vì đối đầu thù địch.

Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng vào năm 2016 và cuối năm 2019, căng thẳng đã bùng lên giữa Jakarta và Bắc Kinh sau khi hàng loạt tàu đánh cá Trung Quốc tràn vào vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia ở phía Nam Biển Đông.

Trước đó, phát biểu tại hội thảo “Tầm nhìn chiến lược 2020” do Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI) tổ chức trực tuyến, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Dino Patti Djalal cho biết: Giống các nước ASEAN khác, Indonesia quan tâm nhiều đến UNCLOS vì cấu trúc lãnh hải quốc gia của Indonesia có liên quan trong công ước này. Trong bối cảnh Bắc Kinh hành xử ngày càng quyết đoán hơn và cứng rắn hơn đối với Đường 9 đoạn, thì UNCLOS cung cấp những luật lệ rõ ràng và là cơ sở nhận thức tốt nhất để giải quyết vấn đề.

“Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng rằng không cần thiết phải thương lượng. Không có tranh chấp nào vì chúng tôi không thừa nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Chúng tôi không thừa nhận Đường 9 đoạn”, vị cựu quan chức ngoại giao này nhấn mạnh.

Học giả Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông

Học giả Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông

TGVN. Học giả Ấn Độ khẳng định, quốc tế cần đấu tranh để buộc Trung Quốc tôn trọng UNCLOS và phán quyết của tòa quốc tế ...

Indonesia yêu cầu Mỹ-Trung giảm căng thẳng ở Biển Đông

Indonesia yêu cầu Mỹ-Trung giảm căng thẳng ở Biển Đông

TGVN. Indonesia gần đây đã lên tiếng kêu gọi tất cả các nước trong đó có Mỹ và Trung Quốc dừng mọi hoạt động có ...

Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Công hàm đề ngày 12/6 của Indonesia gửi lên Liên hợp quốc tái khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất ...
Top 5 cách kiểm tra iPhone có bị thay linh kiện hay không?

Top 5 cách kiểm tra iPhone có bị thay linh kiện hay không?

Nếu bạn đang mua iPhone 99% và muốn kiểm tra xem nó có bị thay linh kiện hay đã qua sửa chữa hay không? Bài viết này sẽ hướng dẫn ...
Cách đổi ảnh đại diện trên Google Meet theo ý muốn

Cách đổi ảnh đại diện trên Google Meet theo ý muốn

Đổi ảnh đại diện trên Google Meet giúp bạn tạo ấn tượng riêng cho mình. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thay đổi ảnh đại diện trên Google Meet, ...
Huawei sẽ sản xuất chip AI tối tân vào đầu năm 2025

Huawei sẽ sản xuất chip AI tối tân vào đầu năm 2025

Huawei đang lên kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đại nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong việc ...
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia tại Phiên họp IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia tại Phiên họp IPTP 11

Chủ tịch Thượng viện Campuchia chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn đến tham dự Phiên họp lần thứ 11 của IPTP.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động