TIN LIÊN QUAN | |
Thái Lan nêu quan điểm về vấn đề Biển Đông | |
Nhật Bản: Trung Quốc có nguy cơ 'trả giá đắt' cho sự hăm dọa ở Biển Đông |
Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein cam kết Malaysia tiếp tục giải quyết các tranh chấp về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông thông qua các biện pháp ngoại giao. |
Tờ The Star (Malaysia) đưa tin, trả lời chất vấn các nghị sĩ trong phiên họp Quốc hội ngày 13/8, Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein khẳng định Malaysia đã sử dụng các biện pháp ngoại giao để giải quyết vụ việc gần đây liên quan đến một tàu thăm dò dầu khí của Petronas và các tàu Trung Quốc ở Biển Đông tại các lô Arapaima-1 và Lala-1. Theo ông, các biện pháp này đã khiến các tàu Trung Quốc rời khỏi những khu vực liên quan.
Đồng thời, ông Hishammuddin cam kết Malaysia tiếp tục giải quyết các tranh chấp về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông thông qua các biện pháp ngoại giao trong khi lưu ý tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến các tuyên bố chủ quyền chồng chéo của Malaysia, Trung Quốc, Brunei, Việt Nam và Philippines.
Ông nhấn mạnh: “Trong vài tháng qua, tôi đã nói điều này với một số nhà lãnh đạo rằng tất cả các bên phải làm việc cùng nhau để tránh sự cố, dù cố ý hay không. Bất kỳ xung đột nào trong khu vực cũng chỉ dẫn đến căng thẳng gia tăng, có thể đe dọa đến an ninh, ổn định và hòa bình ở Biển Đông”.
Đáng chú ý, tờ Bloomberg cho rằng, Malaysia đã từ chối các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc tại Biển Đông trong một phản bác công khai hiếm hoi nhằm vào đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Trước các nghị sĩ Quốc hội, ông Hishammuddin nêu rõ 2 tuần trước, nước này đã gửi một công thư tới Tổng thư ký Liên hợp quốc tái khẳng định chủ quyền của mình đối với phần còn lại của thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ngoại trưởng Hishammuddin nhấn mạnh đây là phản ứng của Malaysia đối với công thư tương tự mà Trung Quốc đã gửi tới iên hợp quốc vào ngày 12/12/2019.
Quan chức ngoại giao tái khẳng định Malaysia phản đối tuyên bố của Trung Quốc cho rằng cường quốc này có các quyền lịch sử đối với Biển Đông và chính phủ Malaysia cũng coi những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể tại Biển Đông là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.
Đây là một động thái bất thường đối với Malaysia, quốc gia trước đây tránh chỉ trích công khai Trung Quốc bằng cách nhắc lại trọng tâm của mình là đảm bảo Biển Đông và Đông Nam Á là khu vực mở đối với giao thương.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Malaysia cho hay nước này sẽ duy trì chính sách thận trọng trong bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình nhằm tránh leo thang căng thẳng. Ông cũng khẳng định, quốc gia Hồi giáo này sẽ tiếp tục các nỗ lực hướng tới một giải pháp trong khuôn khổ ASEAN khi hiệp hội đang tổ chức các cuộc thảo luận với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), mặc dù các cuộc đàm phán đang bị tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
| Tin tức ASEAN buổi sáng 13/8: Thêm một ngày buồn vì Covid-19; Philippines lên tiếng về tập trận ở Biển Đông TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Philippines lên tiếng về các cuộc tập trận tại Biển Đông, Indonesia giải cứu doanh nghiệp... là ... |
| Indonesia nêu quan điểm về tình hình căng thẳng ở Biển Đông TGVN. Ngày 7/8, trong một cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, bà Retno Marsudi đưa ra tuyên bố liên ... |
| Vấn đề Biển Đông: Kêu gọi ASEAN đoàn kết, Ngoại trưởng Malaysia nói sẽ 'có lời' với Mỹ, Trung Quốc TGVN. Ngày 5/8, Ngoại trưởng Malaysia Hishamuddin nói rằng, nước này cần đảm bảo không bị lôi kéo và kêu gọi sự đoàn kết của ... |