TIN LIÊN QUAN | |
Tầm quan trọng của ASEAN với chính quyền Mỹ | |
Mỹ sẽ cân nhắc đối thoại nếu Triều Tiên ngừng thử vũ khí |
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, phía Mỹ sẽ có chuyến đi tiền trạm để chuẩn bị mọi thứ cho chuyến công du này của Tổng thống Trump.
Cũng trong bài phát biểu dài 40 phút này, ông Tillerson đã đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau trong chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" của chính quyền Tổng thống Trump. Ông đã đưa ra lộ trình khá toàn diện về chính sách đối ngoại Mỹ. Bài phát biểu cũng nhắc đến sự tham gia của Mỹ ở Đông Á, Nga, châu Phi và Tây bán cầu.
Ngoại trưởng Rex Tillerson phát biểu trước toàn thể nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington D.C, ngày 3/5. (Nguồn: Reuters) |
Đối với khu vực Đông Nam Á, ông Tillerson cho rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ còn rất nhiều việc cần làm để củng cố quan hệ với các nước ASEAN nhằm giải quyết các vấn đề an ninh, thương mại và cả vấn đề Biển Đông.
Ông Tillerson thừa nhận, Washington muốn cải thiện quan hệ với Kremlin. Mặc dù quan hệ Mỹ - Nga đã ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, nhưng Chính phủ Mỹ đang nỗ lực giải quyết những bất đồng giữa hai nước, từ các thỏa thuận vũ khí cho đến vấn đề Crimea… “Việc đạt được hoà bình ở Syria sẽ là hợp tác lớn đầu tiên giữa Mỹ và Nga”, ông Tillerson nhấn mạnh.
Về vấn đề Triều Tiên, Ngoại trưởng Tillerson cho hay, chính quyền của Tổng thống Trump đang cân nhắc việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty nước ngoài tiếp tục làm ăn với Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, Mỹ sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Đối với Trung Quốc, ông Tillerson nói rằng, Washington đang có "cơ hội to lớn" để xây dựng quan hệ "đôi bên cùng có lợi" với Bắc Kinh trong những thập kỷ tới. Bất chấp các bất đồng trước đây giữa hai quốc gia trong nhiều vấn đề như thương mại, an ninh mạng, cũng như cam kết của Bắc Kinh trong việc kiềm chế quốc gia láng giềng, Ngoại trưởng Tillerson vẫn “đánh giá cao nỗ lực đóng góp của Trung Quốc".
Liên quan đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo ông Tillerson, Mỹ đang gây áp lực nhằm buộc NATO tăng chi tiêu quốc phòng. Nước này cũng đang tìm cách để tăng cường hợp tác với các đối tác thương mại. Bên cạnh đó, ông Tillerson cho rằng tư duy “chiến tranh Lạnh” cần phải thay đổi.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Tillerson cho biết, Mỹ có thể sẽ bớt nhấn mạnh vào các lo ngại về nhân quyền ở một số nước trong tương lai. Ông Tillerson lập luận rằng, việc giải quyết các mối quan tâm về nhân quyền ở nước ngoài có thể xung đột với vấn đề an ninh quốc gia. Theo Reuters, một số nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích tuyên bố này của ông Tillerson.
Ngoại trưởng Mỹ ra “tối hậu thư” với Nga Ngày 11/4, ông Rex Tillerson đã ra “tối hậu thư” với Nga: Lựa chọn đứng về phía Mỹ và đồng minh trong vấn đề Syria, ... |
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đến Trung Quốc Ngày 18/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tới Trung Quốc - chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Đông Bắc Á, sau ... |
Chuyến thăm châu Á nhiều thử thách của Ngoại trưởng Mỹ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ phải chứng tỏ vai trò của mình trong chuyến thăm Đông Bắc Á sắp tới. |