Nhỏ Bình thường Lớn

Ngôi sao logistics ở châu Á

Ngành logistics Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên biến đổi mạnh mẽ, với sự hỗ trợ bởi các sáng kiến chiến lược từ Chính phủ, địa lý thuận lợi và đà phát triển mạnh của cơ sở hạ tầng.
Chi tiêu cho logistics tại Việt Nam chiếm hơn 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thuộc hàng cao nhất thế giới. (Nguồn: Vneconomy)
Chi tiêu cho logistics tại Việt Nam chiếm hơn 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thuộc hàng cao nhất thế giới. (Nguồn: Vneconomy)

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế gặt hái nhiều kết quả ấn tượng. Chẳng hạn như sự lớn mạnh không ngừng của lĩnh vực công nghiệp, phần lớn nhờ sản xuất hàng hóa công nghệ cao; tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Những kết quả trên có mối liên hệ chặt chẽ với ngành kho vận hậu cần (logistics) tại Việt Nam - vốn đã tăng trưởng ấn tượng 14-16% trong những năm gần đây - theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam.

Huyết mạch của nền kinh tế

Nền tảng cho sự phát triển tích cực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành logistics nói riêng là việc mở cửa nền kinh tế thị trường mà đất nước theo đuổi từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới năm 1986, đặc biệt là trong thập niên 1990.

Điều này bao gồm việc ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), cam kết về nền kinh tế thị trường, nợ công thấp, chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước và nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ cân bằng với tất cả các cường quốc toàn cầu.

Ở một mức độ nhất định, logistics là huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện tiên quyết để hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hệ thống logistics ổn định là một phần không thể thiếu trong mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2045 của Việt Nam.

Có thể thấy rõ, ngành logistics tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển đáng kể về mức độ tăng trưởng. Điều này phù hợp chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia. Ngành này được dự báo sẽ mở rộng lên đến 48,38 tỷ USD vào năm 2024 - đạt mức tăng trưởng hàng năm hợp nhất là 6,19% - và dự kiến tiếp tục tăng lên 65,34 tỷ USD vào năm 2029.

Ngành logistics hưởng lợi từ một số lợi thế chủ chốt của Việt Nam bao gồm vị trí chiến lược lý tưởng cho logistics hàng hải; dân số trẻ, am hiểu công nghệ thúc đẩy bùng nổ thương mại điện tử; các sáng kiến Chính phủ nhắm vào việc kích thích sản xuất và thu hút đầu tư nước ngoài. Những thế mạnh này không chỉ hỗ trợ cơ sở hạ tầng logistics mà còn xác lập Việt Nam như một trung tâm thiết yếu trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự chuyển hướng trong ngành logistics của Việt Nam về một cách tiếp cận tích hợp và hướng đến công nghệ. Sự biến đổi này phản ánh khả năng thích ứng của ngành với sự phức tạp của thương mại toàn cầu và nhu cầu ngày càng tăng của ngành thương mại điện tử. Đồng thời, sự tập trung vào chuyển đổi số, đổi mới công nghệ trong hoạt động logistics là biểu hiện của sự kiên cường, quan điểm tiến bộ của ngành, mở đường cho hiệu quả tăng cao và khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Hơn nữa, tinh thần lạc quan của các công ty logistics Việt Nam, bất chấp thách thức từ những cạnh tranh gia tăng và nhu cầu về chuyển đổi số, cho thấy niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng tăng trưởng của ngành. Sự lạc quan này được hỗ trợ bởi sự phục hồi kinh tế, các chính sách của chính phủ nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng logistics và giảm chi phí.

Trợ lực từ Chính phủ

Hiện tại, ngành logistics Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên biến đổi mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi các sáng kiến chiến lược từ Chính phủ, địa lý thuận lợi và đà phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng. Khi chuỗi cung ứng toàn cầu trải qua sự sắp xếp lại, Việt Nam nổi lên như một nhân tố then chốt trong khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương.

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã nhận ra tiềm năng quan trọng của logistic như một trụ cột cho tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế.

Thông qua một loạt khung pháp lý và sắc lệnh - như Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch hành động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2025 - Chính phủ đã vạch ra một lộ trình phát triển rõ ràng cho ngành. Điều này bao gồm việc công nhận quan hệ đối tác công tư (PPP) là một cơ chế quan trọng cho phát triển cơ sở hạ tầng, thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về mối quan hệ cộng sinh giữa khả năng logistics và cơ sở hạ tầng.

Hơn nữa, pháp lý tại Việt Nam đã phát triển để tạo điều kiện cho việc mở rộng logistics, cơ sở hạ tầng. Sự ra đời của Nghị định số 163/2017/NĐ-CP về dịch vụ logistics cung cấp một khung pháp lý nhằm đơn giản hóa hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút FDI. Những quy định pháp lý này nhấn mạnh cam kết của chính phủ trong việc tạo lập một môi trường thuận lợi cho dịch vụ logistics phát triển.

Các cơ quan chức năng không chỉ dừng lại ở cải cách pháp lý mà còn tích cực tham gia vào cải thiện cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sự tăng trưởng của ngành logistics. Nhận thức được nhu cầu về mạng lưới giao thông vận tải chất lượng cao, Việt Nam đang đầu tư vào việc phát triển các con đường tốt hơn, các cảng hiện đại và mạng lưới đường sắt toàn diện. Những nỗ lực này nhằm giảm chi phí logistics - hiện đang cao hơn so với các đối thủ trong khu vực - từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể của các sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc đa dạng hóa đối tác và mở rộng các thỏa thuận thương mại quốc tế là bằng chứng khác cho thấy cách tiếp cận chiến lược của Việt Nam đối với sự phát triển của ngành logistics. Việt Nam không chỉ tăng cường kết nối trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc phụ thuộc quá mức vào thị trường hoặc tuyến đường duy nhất.

Song song với đó, vị thế địa lý của Việt Nam không thể phủ nhận. Với bờ biển dài nằm trên các tuyến đường vận chuyển quốc tế, kết hợp với vị trí chiến lược như cửa ngõ vào ASEAN giúp đất nước tăng cường vai trò như một trung tâm logistics chính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đặc biệt, sự gần gũi của Việt Nam với các nền kinh tế lớn, bao gồm cả Trung Quốc, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của ngành logistics.

Triển vọng sáng

Bên cạnh việc tiếp tục các chính sách thúc đẩy thị trường tự do mà đặc biệt là theo đuổi tự do thương mại, trong tương lai, ngành logistics của Việt Nam có thể chú trọng ba vấn đề để phát triển vượt bậc.

Thứ nhất, các FTA kiểu mới nên tập trung vào chuyển giao công nghệ. Cách tiếp cận chủ động của Việt Nam trong việc xây dựng các FTA có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế. Bằng cách ưu tiên chuyển giao công nghệ trong các hiệp định này, Việt Nam không chỉ bảo đảm khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến mà còn thúc đẩy một hệ sinh thái thuận lợi cho đổi mới.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thông qua dịch vụ công điện tử. Việc tăng cường phát triển các dịch vụ công điện tử đóng vai trò then chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu. Bằng cách tạo ra cơ chế một cửa trên nền tảng số cho các nhà xuất khẩu, Việt Nam có thể giảm đáng kể thời gian và chi phí liên quan đến các thủ tục xuất khẩu.

Hơn nữa, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) có thể nâng cao hiệu quả và tính bảo mật của các nền tảng này, đảm bảo tài liệu giao dịch được xử lý nhanh chóng và an toàn.

Thứ ba, xây dựng liên minh chiến lược cho các chuỗi cung ứng trong khu vực. Để ứng phó với việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, việc xây dựng liên minh chiến lược trong khu vực là hướng đi có thể giúp Việt Nam đảm bảo vị thế quan trọng trong thương mại quốc tế. Các liên minh này có thể tập trung vào việc tạo ra sự phối hợp trong hoạt động sản xuất, trong đó các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh của mình để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh chung của cả khu vực.

Có thể khẳng định, thái độ chủ động của chính phủ Việt Nam, các cải cách pháp lý và đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng, cùng với những lợi thế địa lý vốn có, đang đưa Việt Nam trở thành một “ngôi sao” logistics ở châu Á. Khi những nỗ lực này tiếp tục phát triển, triển vọng cho ngành logistics của Việt Nam càng trở nên sáng sủa, hứa hẹn sẽ đóng một vai trò then chốt trong quỹ đạo phát triển kinh tế của đất nước và tái định hình lĩnh vực này trong khu vực.


(*) Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam

(**) Giám đốc Kinh doanh tại Hà Nội của Hãng logistics toàn cầu AGS Global Solutions (Pháp)

Việt Nam trở thành một trong 29 trung tâm Logistics thuộc chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới

Việt Nam trở thành một trong 29 trung tâm Logistics thuộc chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới

Chiều 1/3, chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới (WLP) đã phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) và Đại sứ ...

Vì sao ngành logistics và cảng biển vẫn 'khát' nhân lực dù Việt Nam đang ở thời kỳ 'dân số vàng'?

Vì sao ngành logistics và cảng biển vẫn 'khát' nhân lực dù Việt Nam đang ở thời kỳ 'dân số vàng'?

Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, với lực lượng lao động trẻ dồi dào, song ngành logistics và cảng biển ...

Chưa hết khó khăn vì thiếu đơn hàng, doanh nghiệp xuất khẩu lại 'đau đầu' vì chi phí logistics

Chưa hết khó khăn vì thiếu đơn hàng, doanh nghiệp xuất khẩu lại 'đau đầu' vì chi phí logistics

Điều khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lo lắng nhất là giá cước tàu biển vận chuyển hàng hóa đi các nước như Mỹ, ...

Nga: Căng thẳng Biển Đỏ ảnh hưởng lớn đến chuỗi logistics và các mối quan hệ thương mại

Nga: Căng thẳng Biển Đỏ ảnh hưởng lớn đến chuỗi logistics và các mối quan hệ thương mại

Ngày 1/2, Thứ trưởng phụ trách chính sách năng lượng của Nga Alexander Novak cho hay, nước này đang theo dõi sát sao tác động ...

Viettel mở rộng đầu tư thị trường logistics tại Trung Quốc

Viettel mở rộng đầu tư thị trường logistics tại Trung Quốc

Viettel Post sẽ đầu tư triển khai xây dựng 2 trung tâm logistics lớn tại Trung Quốc nhằm giới thiệu, quảng bá kết nối thương ...