📞

Ngôi thứ và giới tính

10:58 | 26/08/2008
Lễ tân của mỗi nước có cách làm khác nhau, nhưng đều lấy lễ để đối xử với khách. Saudi Arabia rất coi trọng phân biệt giới tính. Khi quan khách nước ngoài đến, phu nhân của khách đều bị “cách ly” ngay tại sân bay và sẽ được phu nhân nước chủ nhà tiếp và tháp tùng các hoạt động, chỉ được gặp lại chồng mình tại sân bay khi về nước.

Iran cũng vậy. Chủ tịch Quốc hội Iran trước khi sang thăm Trung Quốc đã “thông báo” cho phía Trung Quốc biết tại sân bay không được có phụ nữ, không được dùng nữ tiếp viên trong buổi chiêu đãi.

 

Lễ tân của Đan Mạch lại càng độc đáo. Khách nước ngoài đến hội kiến Nữ hoàng khi chụp ảnh phải đứng ở phía trước, khách đứng phía sau. Tháng 5/1978, Phó Thủ tướng Trung Quốc Cốc Mục khi thăm Đan Mạch đã có được kinh nghiệm này. Theo thông lệ ngoại giao, cả chủ và khách đứng cùng một bậc khi chụp ảnh chung, nhưng Nữ hoàng đã tiến lên một bước. Ông Cốc Mục không hiểu, cũng tiến lên đứng ngang hàng. Khi Nữ hoàng tiến thêm một bước nữa, ông đành phải dừng chân, đứng ở phía sau Nữ hoàng... 

 

Bên cạnh ngôi thứ trong nghi lễ chính thức, tập quán của mỗi nước lại hình thành một loại ngôi thứ khác là ngôi thứ xã giao và thường áp dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, trong chiêu đãi có mời vợ chồng thì vợ được xếp theo ngôi thứ của chồng, đàn bà góa được xếp theo ngôi thứ trước đây, phụ nữ có chồng xếp trên phụ nữ ly dị chồng, phụ nữ xếp trên thiếu nữ, trừ trường hợp thiếu nữ có chức vụ hoặc tước vị cao... Khi có lúng túng trong việc xếp vị trí thì cách giải quyết phải tùy hoàn cảnh. Nguyên tắc chung là khách xếp trước chủ nhà.                         

 

Mai Lam