Hướng dẫn viên leo núi Kami Rita (trái), trở về từ đỉnh Everest sau lần leo kỷ lục thứ 30 ngày 24/5. (Nguồn: AP) |
Là huyền thoại sống của bộ môn leo núi, ông Kami Rita sinh năm 1970 tại Thame, ngôi làng trên dãy Himalaya được mệnh danh là quê hương của các nhà leo núi thành công. Từ bé, ông Kami Rita chứng kiến bố và anh trai mang trang bị leo núi để tham gia các cuộc thám hiểm với tư cách hướng dẫn viên, ông cũng sớm tiếp bước họ.
Tin liên quan |
Tàu chở hàng Hy Lạp bị trúng 3 tên lửa của lực lượng Houthi |
Trong bốn thập kỷ làm hướng dẫn viên, ông Kami Rita chạm đỉnh Everest lần đầu tiên vào năm 1994 khi đang tham gia thám hiểm, và hầu như năm nào sau đó cũng lặp lại kỳ tích ấy. Năm 2018, ông leo đỉnh Everest lần thứ 22, phá vỡ kỷ lục trước đó của ông. Một năm sau, ở độ tuổi 49, thậm chí ông còn chinh phục Everest hai lần trong sáu ngày.
Ông Kami Rita còn leo tới đỉnh của bốn ngọn núi cao nhất thuộc dãy Himalaya – K2, Lhotse, Manaslu và Cho Oyu – và giữ kỷ lục thế giới với việc chinh phục 44 đỉnh núi cao hơn 8.000m. Việc leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới là việc không khó với nhà leo núi 54 tuổi, ông chia sẻ về kỳ tích bản thân: “Tôi rất vui mừng vì đạt được kỷ lục đó, nhưng kỷ lục nào rồi cũng sẽ bị phá vỡ thôi”.
“Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn khi những chuyến leo núi của tôi giúp thế giới biết đến Nepal”, ông nói thêm. Được mệnh danh là “Người đàn ông Everest”, ông giữ kỷ lục kể từ năm 2018 và đối thủ gần nhất của ông hiện còn kém xa ba lần chinh phục. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, ông cho biết, bản thân không tham gia leo núi để lập kỷ lục thế giới, mà chỉ đang làm công việc của mình, thậm chí trước đây ông còn không biết rằng mình có thể lập kỷ lục.
Những năm gần đây, ông quan sát tác động của biến đổi khí hậu lên thời tiết vùng núi. Trả lời hãng thông tấn AFP năm 2022, ông cho biết, “Bây giờ chúng ta có thể thấy đá lộ ra ở những khu vực từng có tuyết. Không chỉ trên Everest, các ngọn núi khác cũng dần tan băng. Đây là điều đáng lo ngại”.
Bên cạnh đó, ông lên tiếng ủng hộ vai trò của hướng dẫn viên leo núi người Nepal và ghi nhận những đóng góp của họ. Dân tộc Sherpa sinh sống quanh thung lũng Everest là một phần quan trọng trong ngành leo núi Nepal. Với khả năng làm việc trong điều kiện không khí có lượng oxy thấp, các hướng dẫn viên có vai trò quan trọng trong các chuyến thám hiểm leo núi, giúp đỡ khách hàng và vận chuyển thiết bị lên dãy Himalaya.
| Libya dự kiến thành lập Chính phủ thống nhất mới Ba nhà lãnh đạo chủ chốt của Libya ngày 10/3 đã nhất trí về “sự cần thiết” của việc thành lập một Chính phủ thống ... |
| Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ giúp định hướng lộ trình phát triển của khu vực Trả lời phỏng vấn TG&VN, bên lề họp báo quốc tế về Diễn đàn Tương lai ASEAN chiều 1/4, Đại sứ Anh tại Việt Nam ... |
| Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024 Vietnam Airlines sẽ mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn (từ 1.724.000 đồng/chặng hoặc 1.929.000 đồng/chặng, đã bao gồm thuế, ... |
| Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Antwerp (Bỉ): Luôn nỗ lực quảng bá hình ảnh quê hương thứ hai Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam, ông Joseph-Michel de Grand Ry, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Antwerp, Bỉ chia ... |
| Hội sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn hướng nghiệp Sự kiện quy tụ hơn 15 doanh nghiệp và 20 lãnh đạo doanh nghiệp uy tín từ cả Việt Nam và Hàn Quốc, tạo diễn ... |