Những đợt nắng nóng kéo dài đang “thiêu đốt” các thành phố ở bốn lục địa. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu góp phần tạo ra sức nóng kỷ lục của mùa Hè năm nay, trở thành đợt nóng nhất trong 2.000 năm qua. Trong ảnh: Mọi người đứng trước một trong những chiếc quạt được lắp đặt xung quanh Đấu trường La Mã giữa đợt nắng nóng ở Rome, Italy. (Nguồn: Reuters)
Châu Âu năm nay cũng đang phải đối mặt với tình trạng hàng loạt du khách du lịch bị sốc nhiệt. Trong ảnh: Jolie, du khách đến từ Trung Quốc, phải "trang bị" kỹ càng khi tham quan Đấu trường La Mã giữa đợt nắng nóng ở Rome, Italy. (Nguồn: Reuters)
Theo cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu, các đợt nắng nóng đang xảy ra liên tiếp được xếp hạng là đợt nóng kỷ lục so với các năm trước. Trong ảnh: Một cặp đôi ngồi bên bờ biển trong đợt nắng nóng ở Naples, Italy. (Nguồn: Reuters)
Trong khi nhiệt độ chung toàn cầu đã tăng gần 1,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều đỉnh nhiệt độ cực đoan hơn - khiến các đợt nắng nóng trở nên phổ biến hơn, dữ dội hơn và kéo dài hơn. Trong ảnh: Đám cháy rừng bùng cháy ở làng Latas, miền Nam Hy Lạp. (Nguồn: Reuters)
Theo một nhóm các nhà khoa học quốc tế của tổ chức World Weather Attribution (WWA), trung bình trên toàn cầu, một đợt nắng nóng gay gắt vốn chỉ xảy ra một lần trong 10 năm trong thời kỳ tiền công nghiệp thì nay sẽ xảy ra 2,8 lần trong 10 năm và sẽ ấm hơn 1,2 độ C. Trong ảnh: Đám cháy rừng bùng phát dữ dội ở làng Latas, Hy Lạp. (Nguồn: Reuters)
Theo Đài quan sát Trái đất của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ, các nước xung quanh Địa Trung Hải cũng phải hứng chịu thêm một tuần nhiệt độ cao khủng khiếp, góp phần gây ra cháy rừng từ Bồ Đào Nha đến Hy Lạp và dọc theo bờ biển phía Bắc châu Phi ở Algeria. Trong ảnh: Khách du lịch "trốn" dưới bóng râm bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Cordoba, miền Nam Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters)
Công nhân xây dựng làm việc dưới nắng gắt ở Cordoba, miền Nam Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters)
Người dân châu Âu chọn đến các bãi biển, hồ nước để tránh nắng. Trong ảnh: Một bãi biển ở Durres, Albania. (Nguồn: Reuters)
Công nhân xây dựng làm việc trên nóc một tòa nhà trong thời tiết nắng nóng ở Pristina, Kosovo. (Nguồn: Reuters)
Tại thánh địa Mecca (Saudi Arabia), thành phố linh thiêng nhất của đạo Hồi - đã ghi nhận nhiệt độ lên tới 51,8 độ C trong dịp lễ Hajj. Gần 2 triệu người hành hương Hồi giáo đã đến đây làm lễ. Trong ảnh: Những người hành hương Hồi giáo cầu nguyện ở Mina, Saudi Arabia. (Nguồn: Reuters)
Các số liệu từ các nước có người tham gia hành hương cho thấy hơn 900 người đã tử vong trong điều kiện thời tiết nắng nóng tại lễ hành hương năm nay, trong khi hàng nghìn người được thông báo mất tích. (Nguồn: Reuters)
Một người bán hàng rong đang trú nắng ở ngoại ô Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Bloomberg)
Du khách men theo bóng râm của dãy cầu thang trên Đồi Capitol giữa đợt nắng nóng ở Washington, Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Thành phố New York (Mỹ) đã mở các trung tâm làm mát khẩn cấp trong thư viện, trung tâm người cao tuổi và các cơ sở khác. Trong ảnh: Mọi người tắm nắng trong đợt nắng nóng ở thành phố New York. (Nguồn: Reuters)
Một người phụ nữ gội đầu trong khi những người khác giặt quần áo ở con suối gần đập Villa Victoria, nơi cung cấp nước cho thủ đô của Mexico, trong khi các nhánh của sông Cutzamala có mức dự trữ thấp nhất trong nhiều năm do hạn hán. (Nguồn: Reuters)
Các vết nứt chạy dọc lòng hồ chứa Jinxiuchuan ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)
Tờ Indian Express đưa tin, theo nguồn tin của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 21/6, sóng nhiệt không ngừng lan rộng khắp đất nước này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Ước tính từ ngày 1/3-20/6, có 143 trường hợp tử vong và 41.789 người bị nghi ngờ bị đột quỵ do nắng nóng. (Nguồn: Hindustan Times)
Các nhà khoa học cho biết, các đợt nắng nóng sẽ tiếp tục gia tăng nếu thế giới tiếp tục giải phóng khí thải làm nóng lên khí hậu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Theo WWA, nếu thế giới đạt mức nóng lên toàn cầu 2 độ C, các đợt nắng nóng trung bình sẽ xảy ra 5,6 lần trong 10 năm và nóng hơn 2,6 độ C. Trong ảnh: Người dân lấy nước từ xe bồn cấp nước của thành phố New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: Getty Images)
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.