Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản: Việt Nam là thành viên tích cực giúp ASEAN trở thành nhân tố nòng cốt cho hòa bình khu vực

Phương Hà
Tối ngày 10/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kobayashi Maki đã có cuộc gặp gỡ với phóng viên báo chí thông tin về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Kamikawa Yoko, xoay quanh hợp tác Việt Nam-Nhật Bản cũng như hợp tác Nhật Bản-ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản: Việt Nam là thành viên tích cực giúp ASEAN trở thành nhân tố nòng cốt cho hòa bình khu vực
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kobayashi Maki trong cuộc gặp một số phóng viên Việt Nam, ngày 10/10. (Ảnh: TĐ)

Đối tác quan trọng của nhau

Trong phần mở đầu, bà Kobayashi đã thông tin về một số điểm nhấn trong trao đổi giữa hai nước nhân dịp chuyến thăm, diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Cụ thể, hai bên đã trao đổi quan điểm về quan hệ song phương trong tương lai trên nhiều lĩnh vực.

Về lĩnh vực kinh tế, trong bối cảnh các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng quan tâm đến Việt Nam như một cứ điểm sản xuất, từ góc độ thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Bộ trưởng Kamikawa Yoko bày tỏ mong muốn hợp tác để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Bà cũng bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế thông qua ODA và các kênh khác, tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực như tại trường Đại học Việt Nhật, tăng cường liên kết trong lĩnh vực tăng trưởng xanh cũng như chuyển đổi năng lượng.

Bên cạnh đó, hai nước hoan nghênh việc giao lưu nhân dân diễn ra sôi động và khẳng định sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tập sinh kỹ năng, nhằm thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa nhân dân hai nước Nhật Bản và Việt Nam.

Bộ trưởng Kamikawa Yoko khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc hiện thực hóa “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và việc tăng cường quan hệ song phương sẽ góp phần mang lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực và thế giới, trong đó có khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hai bên cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế đáng chú ý gần đây, khẳng định hợp tác chính là chìa khóa để giữ vững hòa bình và ổn định của khu vực. Hai bên cũng hướng tới Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm hợp tác hữu nghị Nhật Bản-ASEAN vào tháng 12 tới.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản: Việt Nam là thành viên tích cực giúp ASEAN trở thành nhân tố nòng cốt cho hòa bình khu vực
Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm hợp tác hữu nghị Nhật Bản-ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. (Nguồn: twitter.com)

Việt Nam - nhân tố thúc đẩy hòa bình

Trong phần hai của buổi họp báo, người phát ngôn Kobayashi đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên xoay quanh hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, ASEAN-Nhật Bản cùng nhiều vấn đề khu vực và quốc tế khác.

Bà Kobayashi cho rằng, Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực và quốc tế với một chính sách ngoại giao yêu chuộng hòa bình, đề cao luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc.

Việt Nam đồng thời là một thành viên tích cực của ASEAN, cùng các thành viên ASEAN mở rộng quan hệ với các đối tác, đưa ASEAN trở thành nhân tố nòng cốt cho hòa bình, ổn định khu vực.

Nhật Bản đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt với mục tiêu chung là đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Về quan hệ ASEAN-Nhật Bản, bà Kobayashi nhận định hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác và có chung nhiều thách thức hiện nay, vì vậy, có thể làm việc với nhau và trở thành đối tác tốt của nhau. “Quan hệ đối tác dựa trên sự tin tưởng là điều rất quan trọng đối với chúng tôi”, bà nói.

Theo bà Kobayashi, nhân hội nghị quan trọng vào tháng 12 tới đây, hai bên sẽ đưa ra một tuyên bố thể hiện quyết tâm, tầm nhìn chung về các vấn đề khu vực, về tương lai chung mà hai bên muốn tạo dựng cùng nhau, về hợp tác trong các vấn đề của khu vực.

Đối với quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, bà Kobayashi cho rằng, hai nước đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để đưa quan hệ lên một tầm cao mới. Nhật Bản và Việt Nam đang hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, từ song phương đến các vấn đề khu vực và quốc tế. Nhật Bản đang làm việc chặt chẽ với Việt Nam trong những lĩnh vực cùng quan tâm, để có thể hỗ trợ Việt Nam trong những vấn đề cụ thể, vì hoà bình và an ninh ở khu vực.

Cách tiếp cận mới trong chính sách ODA

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan vấn đề liệu việc cung cấp ODA cho các quốc gia có bị ảnh hưởng không khi Nhật Bản đang bị thâm hụt ngân sách khá lớn, bà Kobayashi cho biết, chính phủ Nhật Bản xác định vẫn phải tiếp tục hợp tác với các quốc gia bạn bè.

Chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio gần đây áp dụng cách tiếp cận mới trong chính sách ODA.

Bà Kobayashi cho biết, Nhật Bản trước kia thường chờ nước đối tác đưa ra ưu tiên và dự án mà họ mong muốn, nhưng nay, Nhật Bản chủ động đưa ra đề xuất với quốc gia đối tác để quá trình chuẩn bị nhanh hơn.

Theo chính sách mới, Nhật Bản đề ra các ưu tiên chính sách đối với ODA gồm: đạt được tăng trưởng chất lượng - nghĩa là tăng trưởng toàn diện, bền vững và kiên cường - cho các nước đang phát triển và giảm nghèo; duy trì và tăng cường trật tự quốc tế tự do và cởi mở; và đóng vai trò dẫn đầu trong việc ứng phó với tính phức tạp và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của các vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu, sức khỏe cộng đồng và quản lý thiên tai.

Về chính sách dành cho người Việt Nam sang Nhật Bản làm việc, bà Kobayashi chia sẻ, bất kể chính sách nào cũng không thiết kế cho riêng một quốc gia. Nhưng đã có nhiều lao động tay nghề cao từ Việt Nam, trong khi Nhật Bản đang đối diện với vấn đề dân số già. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản hiện nay đang suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về cách thu hút nhiều hơn lao động chất lượng cao, bằng cách mở rộng lĩnh vực chuyên môn và cải thiện điều kiện tốt hơn. Bà cho biết, việc thảo luận vẫn đang diễn ra, có thể đến năm tới mới có thay đổi.

Liên quan đến chính sách thị thực của Nhật Bản, bà Kobayashi cho biết, hiện Nhật Bản đang cân nhắc việc tạo thuận lợi về nhập cảnh cho người Việt Nam, không hẳn là miễn visa, nhưng có những cách khác để tạo thuận lợi hơn trong hệ thống thị thực.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko

Sáng 10/10, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại ...

Đề nghị Nhật Bản có các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị thực cho công dân Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản có các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị thực cho công dân Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản có các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục ...

Việt Nam-Nhật Bản hội tụ đầy đủ các điều kiện để đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Việt Nam-Nhật Bản hội tụ đầy đủ các điều kiện để đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Chiều 10/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko đang ...

Đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới, ổn định, bền vững lâu dài

Đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới, ổn định, bền vững lâu dài

Chiều tối 10/10, tại trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung ...

Đề nghị Nhật Bản xem xét đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho công dân Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản xem xét đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho công dân Việt Nam

Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko đang thăm Việt Nam từ ngày ...

Xem nhiều

Đọc thêm

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

Với chấn thương ở trận gặp Myanmar tối qua, tiền đạo Văn Toàn gần như chắc chắn sẽ bỏ lỡ vòng bán kết ASEAN Cup 2024.
Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Khamven Laboumahaxay, Chánh Văn phòng Tổng cục Hậu cần Lào đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Hãy chọn ngay một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Người ấy cảm thấy hối hận ra sao sau khi chia tay.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động