Người trẻ muốn làm, hãy thử!

Nguyễn Tuệ Anh – nữ chuyên gia, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Phát triển quốc tế (Đại học Harvard, Mỹ), hiện đang nghiên cứu Chính sách công tại Trường chính sách Blavatnik School of Government (Đại học Oxford)... chia sẻ với TG&VN rằng: “Người trẻ muốn làm thì hãy thử, không thể biết được điều bất ngờ gì sẽ đến và ngỡ đâu mình sẽ tìm được chính bản thân mình”...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi tre muon lam hay thu Những ước mơ Xuân của kiều bào
nguoi tre muon lam hay thu Giữ Quốc tịch Việt Nam là nguyện vọng thiết tha của Kiều bào

Chào TS. Nguyễn Tuệ Anh, Trưởng điều phối Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển của Mạng lưới các nhà kinh tế trẻ toàn cầu (Young Scholars Inititative - YSI) tại Viện Phát Triển Tư duy Kinh tế mới tại New York. Xin chị chia sẻ đôi nét về YSI?

YSI ra đời từ năm 2009 dưới sự bảo trợ của Viện Phát triển Tư duy Kinh tế mới (INET). Chúng tôi may mắn có sự hỗ trợ chuyên môn của 4 Giáo sư đoạt giải Nobel (Stiglitz, Akerlorf, Heckman và Spence) và rất nhiều giáo sư, chuyên gia hàng đầu thế giới. YSI hiện là mạng lưới của hơn 9000 nhà kinh tế và khoa học xã hội trẻ trên toàn thế giới, bao gồm gần 20 nhóm nghiên cứu chuyên ngành, thường xuyên bàn luận và nghiên cứu thực tế cũng như lý thuyết phục vụ cho một xã hội phát triển về học thuật và tư duy.

nguoi tre muon lam hay thu
Nguyễn Tuệ Anh.

Ban đầu, khi mới bước vào nghiên cứu sinh, tôi có xin học bổng của YSI để tham gia đào tạo tại Lausanne (Thuỵ Sỹ), sau đó tiếp tục được hỗ trợ để trình bày nghiên cứu tại New York, Mỹ. YSI đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận các giáo sư đầu ngành và cho tôi cơ hội phát triển tư duy cá nhân. Tôi đồng hành với YSI trong nhiều sự kiện và nghiên cứu rồi đến năm 2016 thì trở thành Trưởng điều phối của nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển. Đến nay, nhóm của chúng tôi đã tổ chức các hội thảo, trao đổi nghiên cứu tại rất nhiều nơi như Mỹ, Anh, Pháp, Nam Phi, Argentina, Đức, Italy, Hongkong (Trung Quốc)… và đã tài trợ cho hàng trăm nghiên cứu sinh và trợ lý giáo sư tham gia chương trình.

Thỉnh giảng tại rất nhiều trường đại học danh tiếng tại Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Singapore..., chị thấy người trẻ Việt có thế mạnh nổi bật gì?

Việc được mời đi thỉnh giảng tại các nơi là một điều may mắn với tôi vì có những người nhận ra trường hay viện nghiên cứu của họ muốn nghe bài nghiên cứu của tôi, và cũng là cơ hội tôi học hiểu thêm từ họ.

Từ kinh nghiệm gặp gỡ, trao đổi hay giảng dạy một số sinh viên Việt Nam thì tôi thấy họ thường chăm chỉ, lắng nghe và có nhu cầu muốn học, muốn tốt hơn. Đôi lúc tôi thấy các bạn ấy còn năng động hơn cả những sinh viên nước ngoài nữa, đặc biệt là sự quan tâm của họ dành cho nhau và dành cho giảng viên rất nhiều tình cảm.

Tôi cũng may mắn gặp được một số nhà khoa học, giảng viên người Việt đang làm việc tại Anh, Mỹ, Pháp thì thấy họ rất giỏi chuyên môn, có suy nghĩ sâu rộng và nhiệt tình hỗ trợ nếu có người đồng hương cần giúp. Tôi rất cảm kích tinh thần này của các anh chị. Có một số người đã cho tôi kinh nghiệm và niềm tin hơn vào con đường của mình đang đi.

Ngoài làm giảng viên, diễn giả, chuyên gia, chị còn dịch sách. Vậy đâu thực sự là công việc yêu thích của chị?

Đối với tôi, việc tìm hiểu điều mới, trải nghiệm mới thúc đẩy tôi làm nhiều việc, dù thời gian có hạn. Tôi luôn mong muốn học và tiếp thu kiến thức mới, qua đọc sách, trao đổi và nghiên cứu. Và tôi thường nghĩ, người trẻ muốn làm thì hãy làm thử, không thể biết được điều bất ngờ gì sẽ đến và ngỡ đâu mình sẽ tìm được chính bản thân mình.

Tôi thích được nghiên cứu, nhưng phải là đề tài tôi thực sự thích. Bên cạnh đó, tôi thích đi giảng, vì tôi mong muốn truyền đạt những gì mình biết cho những người muốn học và thấy kiến thức có ích. Đôi lúc tôi còn học được từ sinh viên về những tư tưởng và cách suy nghĩ đa chiều khác nên tôi thấy không có giờ giảng nào bị lặp lại. Còn những việc khác đều là sản phẩm của những sự hiếu kỳ và mong muốn được đóng góp cho xã hội.

nguoi tre muon lam hay thu
TS. Nguyễn Tuệ Anh cùng với các giáo sư và đồng nghiệp YSI tại Đại học Oxford, Anh.

Với những trải nghiệm của bản thân, chị thấy cần có những kỹ năng gì để hội nhập thành công ở xứ người, thưa chị?

Tôi chưa thấy mình đã là người thành công trong xã hội, chỉ mới bắt đầu mà thôi. Trong thời gian học tập và làm việc ở ngoài nước, tôi thấy một vài điều đã giúp mình, đó là: khả năng ngoại ngữ, quan sát, lắng nghe và cởi mở.

Tôi học tiếng Anh nhiều năm và cũng giao tiếp nhiều trước khi đi du học nên khi mới sang Anh, tôi có thể nghe nói và đọc sách ổn, giúp cho việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong trường, giao tiếp bên ngoài, đi lại và tìm hiểu cuộc sống mới dễ hơn chút. Tôi ước mình biết nhiều thứ tiếng để có thể học hiểu và đi nhiều nơi hơn.

Tôi nhận ra nơi nào cũng có cách sống, làm việc khác nhau, chỉ cần mình hiểu được cách đó thì việc hội nhập sẽ nhanh chóng hơn. Đồng thời, tôi từ nhỏ là người cởi mở, không câu nệ. Tôi thích tìm hiểu về công việc, sở thích, sở đoản của bạn bè nên cũng dễ có bạn bè. Tôi nghĩ dù ở đâu, sống chân thành, không vụ lợi, không phân biệt thì cũng tốt.

Công việc ở nước ngoài rất bận rộn nhưng chị vẫn trở về nước với các hoạt động ý nghĩa. Chị mong muốn kết nối gì với quê hương?

Tôi luôn nghĩ là nếu mình có thể làm được việc có ích và đóng góp cho đất nước thì mình sẽ cố. Chuyên môn của tôi là kinh tế và chính sách công. Những nghiên cứu của tôi có nhiều về Việt Nam và các nước đang phát triển. Tôi cũng hy vọng có những kết nối chia sẻ số liệu, thông tin và cập nhật nghiên cứu với các nhà khoa học khác để hiểu hơn về Việt Nam. Nếu có cơ hội thì kết hợp làm nghiên cứu chung.

Dự án thường niên như Trường hè Nghiên cứu (Vietnam Summer School in Research) mà tôi đồng sáng lập cũng là từ ước muốn đóng góp cho xã hội và kêu gọi ủng hộ cho bệnh nhân nhi. Tôi mong dự án có đầu tư chất lượng thì sẽ được mọi người ủng hộ, từ việc tham gia học, đến giúp đỡ tổ chức và tài chính. Năm 2018, trường hè đã có bước khởi đầu thành công. Năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức tại Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội vào cuối tháng 7 này.

Tháng 5 tới, tôi rất vui mừng vì INET đã lựa chọn Đà Nẵng là nơi tổ chức Hội nghị Kinh tế trẻ toàn châu Á 2019 (YSI Asia Convening). Chúng tôi chào đón hơn 30 giáo sư đầu ngành, các chuyên gia kỳ cựu và hơn 300 nhà kinh tế trẻ trên toàn thế giới đến với Đại học Đà Nẵng. Tôi hy vọng qua sự kiện này, sẽ có nhiều sinh viên và chuyên viên nghiên cứu tại Việt Nam tham dự và chia sẻ.

Chị nghĩ gì về vấn đề thu hút tri thức người Việt ở nước ngoài vào xây dựng và phát triển đất nước - một vấn đề đang được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm hiện nay?

Sự quan tâm này dành cho tri thức người Việt ở nước ngoài là điều đáng trân trọng. Đối với tôi, nguồn lực muốn phát huy thì trước tiên phải là nguồn lực mạnh. Những người Việt ở nước ngoài, dù có làm trong môi trường học thuật hay không thì ít khi họ quên đi nguồn gốc của mình lắm. Vì thế, dù ở đâu, miễn là người Việt sống tốt, học tốt, làm tốt, có vị trí, có giá trị thì cũng sẽ có ích.

Xin cảm ơn chị!

nguoi tre muon lam hay thu Chung tay vì một tương lai rạng ngời

Tiếng còi mãn cuộc trận chung kết giải vô địch bóng đá Đông Nam Á trên sân Mỹ Đình vang lên ngày 15/12/2018 như hòa ...

nguoi tre muon lam hay thu Phim cội nguồn cho người Việt xa quê

Bộ phim Đền Hùng linh thiêng nguồn cội do Sở Ngoại vụ Phú Thọ chủ trì thực hiện và được ra mắt vào những ngày ...

nguoi tre muon lam hay thu Sân chơi gắn kết các golf thủ kiều bào

Ngày 3/1, Giải Golf người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới năm 2019 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở ...

TRỌNG VŨ (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động