Người Việt tại Australia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho dự thảo văn kiện đại hội Đảng

TGVN. Ngày 7/11, Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Canberra (Australia) đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của cộng đồng người Việt tại Australia về dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người Việt tại Australia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho dự thảo văn kiện đại hội Đảng
Một hoạt động của người Việt tại Australia - Ảnh minh họa. (Nguồn: VOV5)

Đại diện giới tri thức, các nhà nghiên cứu khoa học, doanh nhân, Hội sinh viên Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Canberra đã trực tiếp tham gia Tọa đàm cùng đại diện các chi bộ Tổng lãnh sự, lưu học sinh Việt Nam từ nhiều vùng trên khắp Australia tham gia theo hình thức trực tuyến.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã sôi nổi đóng góp ý kiến vào từng văn kiện lớn nhằm thể hiện trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của cộng đồng người Việt tại Australia đối với các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII.

Các đại biểu nhất trí cho rằng việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, trong đó có cộng đồng bà con Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện được sự cởi mở, tinh thần phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước cho các năm tới.

Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Nhiều đại biểu đánh giá các dự thảo văn kiện đã được chuẩn bị công phu, khoa học, kết cấu chặt chẽ, quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển.

Các văn kiện đã có những đánh giá khách quan, toàn diện và cụ thể các kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệp; đồng thời có những đánh giá, dự báo sát thực về tình hình, bối cảnh thế giới cũng như trong nước.

Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cho giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng phát triển đến năm 2030, năm 2045, các văn kiện dự thảo thể hiện được những quan điểm, chủ trương lớn, giải pháp chủ yếu nhằm đạt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ.

Các đại biểu đã đưa ra nhiều nhận xét, góp ý, đề xuất cụ thể về nội dung các văn kiện, tập trung vào các vấn đề kinh tế, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững…

Một số ý kiến cho rằng phần dự báo tình hình thế giới và trong nước cần cân bằng hơn giữa các nội dung về thách thức và cơ hội, cần bổ sung đánh giá về các thuận lợi và yếu tố có triển vọng thúc đẩy triển vọng phát triển kinh tế-xã hội, củng cố tính khả thi của các chỉ tiêu đặt ra trong 5 năm tới. Các khái niệm mới cũng cần được định nghĩa, làm rõ nội hàm để thống nhất triển khai và theo dõi đánh giá thực hiện theo lộ trình đề ra.

Về giáo dục- đào tạo, các đại biểu cho rằng để tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cần chú trọng đến thu hút nhân lực, nhân tài của kiều bào ta ở nước ngoài.

Đặc biệt, các đại biểu cho rằng cần bổ sung nội dung đánh giá về tầm quan trọng và đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, cần thể hiện sâu sắc hơn quan điểm, chính sách đối với người Việt tại nước ngoài và có giải pháp nhằm khuyến khích và nâng cao đóng góp của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Ngoài ra, đại diện lưu học sinh Việt Nam tại Australia nêu kiến nghị cần có các giải pháp cụ thể trong việc đào tạo, xây dựng thế hệ thanh niên năng động, nhiệt huyết và nhạy bén trước những khó khăn. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới cần có sự quan tâm đặc biệt, phù hợp đối với các đối tượng thanh niên ở từng khu vực, vì đây là nguồn lao động trẻ vừa có năng suất lao động, có trí tuệ và khả năng thích ứng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Kết thúc buổi Tọa đàm, Đai biện lâm thời Việt Nam tại Australia Phạm Thị Thúy Nga cho biết, các ý kiến đóng góp tâm huyết của cộng đồng người Việt tại Australia đều được Ban tổ chức ghi nhận, tổng hợp và gửi về trong nước, góp phần hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng.

Triển khai hiệu quả công tác đối ngoại trong giai đoạn chiến lược mới

Triển khai hiệu quả công tác đối ngoại trong giai đoạn chiến lược mới

TGVN. Bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về tinh thần kế thừa và ...

Khai mạc Hội nghị ‘Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam’

Khai mạc Hội nghị ‘Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam’

TGVN. Sáng 30/10 diễn ra Hội nghị ‘Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch ...

Công bố toàn văn các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để lấy ý kiến nhân dân

Công bố toàn văn các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để lấy ý kiến nhân dân

TGVN. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động