TIN LIÊN QUAN | |
Phương Tây học cách kiếm tiền trực tuyến của phương Đông | |
EU: xem xét lại tác động của BPA tới sức khỏe người tiêu dùng | |
Người Việt tiết kiệm hơn nhưng lại chịu chi hơn |
Xét trên toàn cầu, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á là những người có xu hướng tiết kiệm cao nhất trên thế giới, với khoảng 72% số người sử dụng tiền nhàn rỗi của mình để tiết kiệm. Và khi nói đến tiết kiệm, người Việt vẫn đứng đầu bảng trên toàn thế giới với 78% (giảm 1 điểm phần trăm so với quý IV/2015), tiếp đến là Indonesia (75%), Philippin (69%), Singapore (67%), Malaysia (67%) và Thái Lan (66%).
Đây là số liệu báo cáo mới về “Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng” mới được Công ty thông tin và đo lường toàn cầu Nielsen công bố.
Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao thì xu hướng thay đổi thói quen chi tiêu để cắt giảm chi phí sinh hoạt tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của người Việt. 8/10 người Việt đã điều chỉnh thói quen trong 12 tháng vừa qua để tiết kiệm chi phí (82%). Khoảng 3/5 người Việt (61%) đã giảm chi tiêu cho quần áo mới và cắt giảm chi phí giải trí bên ngoài (58%) so với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng một nửa người tiêu dùng Việt đã cắt giảm chi phí ga, điện (47%) và chi phí điện thoại (44%).
Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt vẫn sẵn sàng cho các khoản chi tiêu lớn khác sau khi đã trang trải đầy đủ các chi phí sinh hoạt thiết yếu. Khoảng 4/10 người Việt cho biết sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi cho các mục đích: du lịch (38%), giải trí bên ngoài (34%), các sản phẩm công nghệ mới (32%), cũng như trang hoàng nhà cửa (31%).
“Các ưu tiên chi tiêu của người Việt thay đổi rất chậm trong thời gian gần đây. Những chỉ số này cho thấy người tiêu dùng Việt không đơn thuần chỉ muốn “đủ ăn, đủ mặc” nữa. Mà hầu hết người tiêu dùng ngày nay khao khát có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chính điều này đã mang đến những mong đợi khác nhau cũng như các ưu tiên khác nhau”, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam cho biết.
“Nhiều người mong muốn sở hữu nhà riêng hoặc có thể sử dụng quỹ thời gian rỗi để đi du lịch lâu hơn, vì vậy họ cần phải tăng tiết kiệm. Dù thị trường vẫn chưa thực sự có dấu hiệu tích cực thì những mong muốn này ở người tiêu dùng sẽ ngày càng tăng”.
Khảo sát của Nielsen cũng cho thấy sức khỏe đang trở thành là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Khoảng 1/3 số người (34%) cho rằng sức khỏe là mối quan tâm đứng đầu hoặc đứng thứ 2 của họ trong 6 tháng tới.
Cũng theo Báo cáo này, niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục đạt vị trí cao trong quý I/2016, đứng vị trí thứ 5 toàn cầu và là một trong những quốc gia có mức độ lạc quan nhất với chỉ số đạt 109 điểm (+1 điểm so với QIV/2015.
Nhìn chung, người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á vẫn tự tin nhất toàn cầu. Trong khu vực, Philippines (đạt 119 điểm) và Indonesia (đạt 117 điểm) là những quốc gia tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực về chỉ số niềm tin người tiêu dùng, xếp thứ hai và thứ ba toàn cầu.
Trong quý này, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Thái Lan có sự sụt giảm mạnh nhất trong khu vực với 9 điểm, xếp hạng thứ 8 toàn cầu. Singapore giảm 6 điểm, Malaysia giảm 2 điểm.
Người tiêu dùng Đông Nam Á đang chi tiêu nhiều hơn Báo cáo do Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vừa công bố cho thấy, người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á đang ... |
Người tiêu dùng là động lực phát triển của nền kinh tế Đây là nhận định chung của phần lớn đại biểu tham dự Hội thảo “Quyền được thông tin của người tiêu dùng – Thực trạng ... |
Người tiêu dùng cần hỗ trợ, gọi 18006838 Đầu số 18006838 chính thức được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho ra mắt để tiếp nhận khiếu nại của tất cả ... |
Trở thành người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn bánh kẹo tết Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 cận kề, cũng là thời điểm sức mua của thị trường bánh, mứt, kẹo, đồ khô... tăng mạnh. ... |