Đại diện đoàn viên, thanh niên đến thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Nhà Lenin tại Gorky |
Nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh của Vladimir Ilyich Lenin (22/4/1870 - 22/4/2024) - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới, được sự cho phép của Đảng ủy, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Ban Cán sự Đoàn tại Nga đã tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo. Từ đó, góp phần đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên, sinh viên tại Nga, thông qua các buổi tham quan, dã ngoại, tìm hiểu về cuộc đời và cống hiến vĩ đại của Lenin.
Chương trình bắt đầu bằng hoạt động viếng và đặt hoa tại Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ. Sau đó tham quan, dã ngoại tại Khu di tích Nhà Lenin ở Gorky, nơi Người đã sống, làm việc từ năm 1918-1924 và từ trần ngày 21/1/1924. Khu di tích nằm cách Moscow hơn 30km về phía Nam.
Tham dự lễ viếng và dâng hoa có đại diện các đoàn viên, thanh niên, sinh viên tại Nga do đồng chí Lê Huỳnh Đức, Phó Bí thư Ban Cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga làm trưởng đoàn. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham dự của đại diện Đảng ủy, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
Sinh viên, thanh niên chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Lenin ở Gorky. |
Chuyến tham quan tại Khu tích Nhà Lenin ở Gorky cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các bạn du học sinh, khi được chứng kiến những hiện vật gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Người.
Khu di tích có 3 khu vực chính, gồm: Căn hộ và phòng làm việc của Lenin ở Đện Kremlin, căn nhà nơi Lenin sống và nghỉ dưỡng từ 1918-1924 và Trung tâm văn hoá khoa học “Bảo tàng Lenin”.
Khu “Căn hộ và phòng làm việc của Lenin ở Điện Kremlin” được di chuyển gần như nguyên vẹn các hiện vật từ căn phòng Người làm việc ở Điện Kremlin (Moscow) về trưng bày tại đây từ những năm 1990. Chính tại căn phòng này đã từng diễn ra những cuộc họp Bộ Chính trị, Hội đồng Dân ủy (Chính phủ), gặp gỡ các đại biểu trí thức, công nhân, nông dân… có ý nghĩa quyết định đối với nước Nga Xô Viết những ngày đầu sau Cách mạng. Đây là nơi Lenin đã sống và làm việc trong thời gian nửa đầu năm 1918.
Đại diện các sinh viên, đoàn viên thanh niên đặt hoa trước Lăng Lenin. |
Do liên tục suy nghĩ, lao động và làm việc quá sức đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sức khỏe của Người. Và đặc biệt, sau khi bị thương vì bị ám sát, các bác sĩ đã yêu cầu Lenin cần phải được nghỉ ngơi và an dưỡng để hồi phục sức khoẻ. Chính vì vậy, Người đã chuyển tới khu vực mà ngày nay gọi là “Nhà của Lenin ở Gorky”.
Tại đây, Người vẫn trực tiếp tham gia vào các hoạt đồng điều hành và thảo luận về những vấn đề nguyên tắc trong xây dựng đảng và chính quyền, trong đó tiêu biểu nhất là quyết định thành lập Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) ngày 29/12/1922.
Được tham quan những vật dụng giản dị do Lenin sử dụng thường ngày, các bạn trẻ bày tỏ sự ấn tượng trước tủ sách hơn 10.000 cuốn của Người, chiếm một phần rất lớn trong các hiện vật của di tích. Tại đây, ai cũng nhớ tới lời thơ của nhà thơ Tố Hữu khi sáng tác bài “Với Lenin”, bày tỏ cảm xúc của ông khi tới thăm chính khu di tích này, trong đó có hình ảnh:
Nhà Lenin, ở Goóc-ky
Khi tôi đến Lenin như vừa đi
Người rất bận:
Ngày ngày
Vô tận
Nguời người nối bước trước Krem-lin
Mong gặp Lenin
Trong một phút giây im lặng.
Lenin đi vắng
Nhưng trong vườn sên đầy nắng
Chiếc ghế sơn xanh còn ấm hơi Người
Ba mươi bốn năm xưa
Ngồi dưới mặt trời
Viết những dòng
Ánh sáng…
… Và chiều nay trước phút vội đi xa
Người còn nghe
thánh thót
Krup-skai-a
Đọc trang sách
“Tình yêu cuộc sống”.
Đại diện các sinh viên, đoàn viên thanh niên chụp ảnh kỷ niệm trước Lăng Lenin. |
Thế hệ trẻ Việt Nam tại Nga đã có dịp ôn lại cuộc đời, tiểu sử của một trong những con người vĩ đại nhất, người đã thay đổi lịch sử nhân loại, hiểu thêm vai trò của Lenin trong lịch sử nước Nga, cũng như ý nghĩa to lớn của Người đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trước hết là “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” đã truyền cảm hứng và tạo bước ngoặt quyết định trong con đường đi tìm đường cứu nước của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của Cách mạng tháng Mười Nga trở thành “giáo khoa cách mạng” cho những nhà cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước nhà.
Đặc biệt, những hoạch định, phương hướng cơ bản của Lenin trong hình thành và xây dựng một mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực sinh động đã trở thành một hình mẫu quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhà nước và xã hội Việt Nam hiện đại.
Chuyến tham quan đã diễn ra thành công tốt đẹp, tạo được sự hứng thú cho những người tham dự. Sau chương trình, các bạn trẻ có những nguồn cảm hứng mới, tích cực chủ động tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng cũng như những tác phẩm của Lenin nói riêng và các lãnh tụ nói chung.
| Sôi nổi giải bóng đá thường niên của Hội sinh viên Việt Nam tại Anh Với sự góp mặt của gần 400 sinh viên tham gia thi đấu và cổ vũ, Giải bóng đá sinh viên Việt Nam tại Anh ... |
| Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2026 Đại sứ Nguyễn Văn Trung mong muốn Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc thúc ... |
| Tri ân những người viết nên bản anh hùng ca bất diệt - Chiến thắng Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của chính nghĩa, của dân tộc Việt Nam anh hùng, của sự đoàn kết "quân với dân ... |
| Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước Ngày 17/4, Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai ... |
| Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người ... |