📞

Nguồn cung năng lượng châu Âu lại 'gặp nạn', vấn đề không phải từ Nga?

Linh Chi 13:50 | 10/08/2022
An ninh năng lượng của châu Âu phải hứng chịu thêm một "đòn" nữa, khi dầu thô Nga tại đường ống Druzhba chảy qua Ukraine đến Hungary, Slovakia và Czech bị tạm dừng do vấn đề thanh toán phí vận chuyển.
Dầu của Nga đến Hungary qua đường ống Druzhba. Hình ảnh nhà máy lọc dầu Duna ở Szazhalombatta, Hungary. (Nguồn: Getty Images)

Ukraine ngừng trung chuyển dầu Nga tới EU

Ngày 9/8, nhà điều hành đường ống dẫn dầu của Nga Transneft cho biết, công ty Ukrtransnafta - công ty vận hành mạng lưới đường ống dẫn dầu của Ukraine và giám sát việc vận chuyển dầu thô qua chặng phía Nam của đường ống Druzhba, đã ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển dầu qua lãnh thổ quốc gia này vào ngày 4/8.

Trong khi đó, không có ảnh hưởng gì đến đoạn phía Bắc của đường ống Druzhba chạy qua Belarus đến Ba Lan và Đức.

Theo giải thích của Transneft, Nga đã không thể thanh toán cho việc trung chuyển dầu thô qua Ukraine do các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, Ukrtransnafta yêu cầu Moscow phải thanh toán trước 100% phí vận chuyển dầu mỏ.

Transneft cho biết, khoản thanh toán cho hoạt động trung chuyển dầu trong tháng 8 đã được chuyển cho công ty điều hành Ukrtransnafta của Ukraine từ tháng 7. Tuy nhiên, khoản tiền này đã bị hoàn trả vào tài khoản của Transneft.

Ngân hàng Gazprombank, phụ trách xử lý các giao dịch thanh toán, xác nhận số tiền được trả lại do các quy định hạn chế của EU.

Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, trong những ngày đầu tiên của tháng 8, trước khi ngừng hoạt động, Nga chỉ gửi hơn 24.000 thùng dầu mỗi ngày đến Czech và khối lượng tương tự tới Slovakia thông qua đường ống Druzhba.

Druzhba là một trong những mạng lưới đường ống dài nhất thế giới, vận chuyển dầu thô từ phần phía Đông của nước Nga tới các nhà máy lọc dầu ở Czech, Đức, Hungary, Ba Lan và Slovakia.

Giới chuyên gia nhận định, sự gián đoạn tương tự đối với dòng chảy dầu của đường ống Druzhba sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của EU, gây thêm áp lực lên lạm phát và làm tăng nguy cơ suy thoái.

Rủi ro đặc biệt cho Hungary

Bên cạnh đó, nếu không giải quyết được vấn đề thanh toán, Hungary sẽ phải đối mặt với những rủi ro đặc biệt. Nguồn cung cấp nhiên liệu của Hungary đang ở thời điểm dễ bị tổn thương.

Hiện tại, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang áp trần giá nhiên liệu đến ngày 1/10, khiến một số công ty dầu mỏ tạm dừng nhập khẩu để tránh thua lỗ.

Chủ tịch công ty lọc dầu Mol Nyrt có trụ sở tại Budapest (Hungary) Hernadi đã nhiều lần cảnh báo về khả năng nguồn cung bị suy giảm do áp trần giá nhiên liệu. Cổ phiếu của Mol đã giảm tới 5,6% ngày 9/8, trong khi đồng nội tệ Forint giảm tới 1% so với đồng Euro, giảm mạnh nhất ở các thị trường mới nổi.

Nhà phân tích Tamas Pletser của Erste Bank cho biết, trường hợp tốt nhất là tranh chấp tài chính được giải quyết trong vòng vài ngày tới.

Công ty Mol có khối lượng dự trữ nhiên liệu đủ dùng trong vài tuần, tuy nhiên, nếu đường ống Druzhba phải dừng hoạt động trong thời gian dài, công ty này sẽ phải tìm hướng khác.

Cụ thể, Budapest có thể nhập khẩu dầu qua đường ống Adria nối từ nhà máy dầu Omisalj ở Croatia với nhà máy lọc dầu Duna ở Hungary, nhưng công suất của tuyến đường này có hạn và các chuyến hàng đắt hơn nhiều so với đường ống Druzhba.

Hungary là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào dầu mỏ của Nga và chính phủ nước này đã vận động hành lang để được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của EU đối với Moscow.

Hungary, Slovakia và CzechDruzhba.

Sự gián đoạn tương tự đối với dòng chảy dầu của đường ống Druzhba sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của EU, gây thêm áp lực lên lạm phát và làm tăng nguy cơ suy thoái. (Nguồn: Medium)

Tác động rất hạn chế?

Lana Zerkal

Lana Zerkal, n

sẽ có tác động tàn phá nền kinh tế, không chỉ của Hungary, mà còn của cả các nước châu Âu.

với đường ống Druzhba, EU có thể giải quyết vấn đề như đã từng làm với việc vận chuyển hàng hóa đến Kaliningrad qua Lithuania. Nếu không có tiến bộ trong vấn đề này, việc ngừng vận chuyển dầu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung năng lượng châu Âu.

(theo Bloomberg, RT)