Nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài

Lương Thanh Nghị
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã được khẳng định trong Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị: người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) không chỉ là “bộ phận không tách rời” mà còn là “một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài
Chủ tịch nước đánh trống khai hội mừng xuân trong chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức tối 22/1.

Sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và bước vào giai đoạn phát triển mới với những thời cơ, thách thức đan xen.

Để hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy cao độ nguồn lực bên trong, đồng thời ra sức huy động nguồn lực quan trọng bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước. Trong bối cảnh đó, làm tốt công tác về NVNONN sẽ góp phần phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Phát huy sức mạnh tổng lực

Hiện có khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nước phát triển. Vị thế và uy tín của cộng đồng người Việt Nam trong xã hội sở tại ngày càng được nâng cao; cộng đồng đang có thay đổi tích cực về chất, nhất là về tiềm lực kinh tế và chất xám.

Về kinh tế, nhiều doanh nhân kiều bào đã thành danh và góp mặt trong danh sách các tỷ phú thế giới. Về chính trị, một số nhân vật gốc Việt đã tham gia chính trường sở tại ở các cấp độ khác nhau và gần đây nhiều người ở độ tuổi rất trẻ. Vai trò của các chính trị gia, nhà quản lý, lãnh đạo gốc Việt tại một số nước như Mỹ, Australia, Pháp… ngày càng được khẳng định.

Về tri thức, ước tính có khoảng 500.000 chuyên gia, trí thức NVNONN, chiếm tỷ lệ 10% trong cộng đồng NVNONN, đang làm việc tại các cơ sở khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài; nhiều người trong đó có trình độ, năng lực cao, có uy tín trong giới khoa học quốc tế...

Số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở nước ngoài ngày càng tăng, lên đến 170.000 người. Số du học sinh này cùng thế hệ kiều bào trẻ thứ hai, thứ ba được đào tạo bài bản ở các nước phát triển với tư duy mới, được tiếp cận với công nghệ, thông tin hiện đại, đang tạo ra những thay đổi tích cực trong cách nhìn và quan hệ của cộng đồng NVNONN đối với đất nước.

Ngày càng có nhiều kiều bào hướng về quê hương, mong muốn góp sức để xây dựng đất nước. Hệ thống mạng lưới chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào tăng lên về số lượng, có khoảng 80 hội doanh nhân, chuyên gia, trí thức kiều bào tích cực triển khai hoạt động kết nối với trong nước.

Các doanh nghiệp kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh dẫn dắt trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tư của kiều bào với tư cách là người Việt Nam góp phần tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển giao công nghệ trong nước.

Trong năm năm từ năm 2016-2020, tổng kiều hối về nước đạt hơn 71 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình 6% hàng năm. Trong bối cảnh các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, lượng kiều hối của Việt Nam trong năm 2021 vẫn tăng và ước tính ở mức 18,1 tỷ USD (theo Ngân hàng Thế giới), tương đương gần 5% tổng thu nhập quốc gia.

Bên cạnh đóng góp kể trên, những khi đất nước gặp khó khăn, đồng bào ta ở nước ngoài luôn sát cánh, hướng về Tổ quốc bằng những việc làm thiết thực. Kiều bào cũng tổ chức các buổi triển lãm, hội thảo về Biển Đông, quyên góp tiền và hàng hóa trị giá hàng tỷ đồng ủng hộ Trường Sa và “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”; qua đó góp phần củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận đấu tranh giữ vững hòa bình, ổn định và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát biểu tại Hội nghị triển khai kết luận số 12/KL-TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về Công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, ngày 24/12/2021 tại TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát biểu tại Hội nghị triển khai kết luận số 12/KL-TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về Công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, ngày 24/12/2021 tại TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)

Để triển khai “toàn diện và mạnh mẽ hơn”

Đại hội Đảng lần thứ XIII thành công tốt đẹp, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới với khát vọng lớn lao - đó là xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc. Theo đó, để khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào ta ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, công tác về NVNONN cần phải được triển khai “toàn diện và mạnh mẽ” hơn nữa theo tinh thần của Kết luận 12, tập trung vào những nhóm giải pháp sau:

Một là, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả Kết luận 12 để các cấp từ lãnh đạo đến cán bộ địa phương nhận thức sâu sắc và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của nguồn lực kiều bào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới, bao gồm cả nguồn lực kinh tế, nguồn lực tri thức và nguồn lực “mềm”.

Hai là, tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc với NVNONN...

Công tác thông tin đối ngoại cho NVNONN cần chú trọng nhanh chóng thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình đất nước, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới bà con; kịp thời phản bác luận điệu sai trái, hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc.

Ba là, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động rà soát việc thực thi các văn bản pháp luật, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc của kiều bào, từ đó kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung và xây dựng chính sách mới liên quan đến doanh nhân, trí thức, chuyên gia kiều bào.

Bốn là, tăng cường các biện pháp kết nối và tạo động lực để doanh nhân, trí thức đóng góp cho đất nước, thông qua các hoạt động đa dạng. Khuyến khích thành lập và hỗ trợ nâng cao vị thế của các mạng lưới, hiệp hội doanh nhân, doanh nghiệp theo chuyên ngành, hiệp hội trí thức ở sở tại.

Năm là, có biện pháp tổng thể và tăng cường cơ chế phối hợp giữa trung ương với địa phương trong thời gian tới.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN là “tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc”, từ đó “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào VNONN đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước nhằm tạo những bước tiến lớn trong công tác về NVNONN, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Năm nay, công tác NVNONN sẽ tập trung vào hai đột phá là công tác đại đoàn kết dân tộc và phát huy nguồn lực kiều bào phục vụ phát triển đất nước. Gắn với hai đột phá là bảy nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, triển khai các kế hoạch, chương trình hành động gồm Chương trình hành động của Chính phủ về công tác NVNONN giai đoạn 2021-2026.

Thứ hai, tăng cường đại đoàn kết dân tộc: Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, linh hoạt trong biện pháp triển khai vận động NVNONN, trong đó tập trung vào thế hệ trẻ, những người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng.

Thứ ba, phát huy nguồn lực NVNONN phục vụ phát triển đất nước: Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, trí thức, doanh nhân NVNONN; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến NVNONN, chính sách về thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đối với chuyên gia, trí thức NVNONN và chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh, chuyển giao công nghệ của NVNONN.

Thứ tư, hỗ trợ NVNONN về địa vị pháp lý và ổn định cuộc sống: Tăng cường các biện pháp tổng thể, lâu dài, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn; hỗ trợ các hội đoàn NVNONN kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thứ năm, hỗ trợ dạy và học tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Đổi mới nội dung và phương thức công tác dạy và học tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng.

Thứ sáu, tăng cường công tác thông tin đối với NVNONN: Đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức chuyển tải thông tin, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà con kiều bào.

Thứ bảy, kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác cộng đồng.

Như vậy, công tác NVNONN càng cần tương tác, gắn bó chặt chẽ hơn nữa với các lĩnh vực công tác khác, nhằm mục tiêu xây dựng một cộng đồng phồn thịnh và vững mạnh, là nguồn lực quan trọng đóng góp tích cực cho quê hương Việt Nam.

Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài cùng thân nhân về nước

Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài cùng thân nhân về nước

Tại Công văn số 450/VPCP-QHQT, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đồng ý chủ trương tạo thuận lợi về thủ tục ...

Đào tạo kỹ năng tiếp xúc, vận động người Việt Nam ở nước ngoài

Đào tạo kỹ năng tiếp xúc, vận động người Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 11/1, Chi đoàn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã phối hợp với Ban Chấp hành Đoàn Thanh ...

Bài viết cùng chủ đề

Tết Nguyên đán 2022

Đọc thêm

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT ...
XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 1/5. xổ số hôm nay 1/5. kết quả xổ số ngày 1 ...
Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động