Nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo tại Mosul

Đó là lo ngại của Liên hợp quốc (LHQ) khi chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của quân đội Iraq đang được triển khai tại Mosul.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguy co xay ra tham hoa nhan dao tai mosul Mosul hậu IS: Những mối nguy rình rập
nguy co xay ra tham hoa nhan dao tai mosul Nỗi lo “bóng ma” IS quay trở lại

Chiến dịch quân sự giải phóng thành phố Mosul khỏi tay IS do quân đội Iraq với sự hậu thuẫn của bộ binh và không quân Mỹ, Anh, Pháp đã và đang đạt được những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, LHQ đang bày tỏ lo ngại về nguy cơ xảy ra một thảm họa nhân đạo lớn nhất trong năm 2016 tại thành phố này.

Thua thiệt thuộc về dân thường

Các lực lượng Iraq với sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ đứng đầu ngày 17/10 đã phát động chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn nhất kể từ năm 2003 nhằm giải phóng thành phố Mosul khỏi sự chiếm đóng của IS. Khoảng 30.000 binh sĩ thuộc quân đội Iraq, lực lượng người Kurd và các tay súng thuộc các bộ tộc người Sunni tham gia chiến dịch quân sự này. Hiện tại, các lực lượng quân đội và an ninh của Iraq đang chiến đấu với IS tại những khu vực đông dân cư và tiến gần hơn tới thành phố Mosul. Ước tính 4.000 đến 8000 tay súng IS đang cố thủ ở Mosul, phong tỏa thành phố bằng thuốc nổ, mìn tự tạo và các hệ thống đường hầm, hào…

Trước diễn biến chiến sự tái chiếm Mosul ngày càng leo thang, ngày 25/10, LHQ và các tổ chức nhân đạo bày tỏ lo ngại chiến dịch này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng chưa từng có ở Iraq, đặc biệt khi IS sử dụng dân thường làm lá chắn sống. Hơn 1 triệu người có thể phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán từ thành phố Mosul.

nguy co xay ra tham hoa nhan dao tai mosul
Những người tị nạn chạy khỏi Mosul. Ảnh chụp tại trại tị nạn ở Duhok, Iraq ngày 16/10. (Nguồn: Reuters)

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, kể từ đầu năm 2014 đã có hơn 3 triệu người Iraq phải đi lánh nạn, trong đó 1/3 là từ khu vực tự trị của người Kurd. Ngoài ra, khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi diễn biến chiến sự tại đây, trong đó có nhiều trẻ em phải sống trong những điều kiện cùng cực.

Ngay khi diễn ra chiến dịch tái chiếm thành phố Mosul, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã từng cảnh báo IS có thể sẽ sử dụng người dân làm lá chắn sống nhằm bảo vệ thành trì cuối cùng của IS tại Iraq. Theo chỉ huy Lữ đoàn số 9 của quân đội Iraq, Đại tá Mahdi Ameer, IS đã có những động thái đe dọa, cấm người dân bỏ chạy khỏi thành phố. Bên cạnh đó, những mối đe dọa từ các xạ thủ, bom mìn, những chiến hào ngập dầu hỏa, đường hầm, công sự được IS triển khai dày đặc cũng khiến việc hỗ trợ nhân đạo trở nên cực kỳ khó khăn.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, sự hiện diện của nhiều tay súng người Shiite tham gia cùng quân đội Iraq trong đợt tấn công này có khả năng khiến tình trạng bạo lực liên quan đến sắc tộc bùng nổ. Như vậy, trừ khi một tuyến đường di tản an toàn được thiết lập, những người còn kẹt lại trong các đống đổ nát của Mosul sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc mạo hiểm bám trụ với nguy cơ có thể thiệt mạng bất cứ lúc nào do bom rơi, đạn lạc cũng như đối mặt với một cuộc sống cực kỳ thiếu thốn.

Triển khai công tác cứu trợ 

Thực tế trên đã đặt ra cho các tổ chức quốc tế nhiều khó khăn và thách thức trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Mosul. Cao ủy phụ trách vấn đề người tị nạn của LHQ, ông Filippo Grandi cho biết, đã chuẩn bị lều tạm, nước uống, thực phẩm và thuốc men cho công tác hỗ trợ nhưng khẳng định việc tìm một địa điểm thích hợp để tiếp nhận người lánh nạn không hề dễ dàng. Ông Filippo Grandi cũng cho biết, trong vài ngày tới UNHCR sẽ tiếp nhận 150.000 người Iraq chạy trốn xung đột và giao tranh từ thành phố Mosul. Mới đây, ông Filippo Grandi cũng đã đến Jordan để thảo luận với Ngoại trưởng nước chủ nhà Nasser Judeh nhằm chuẩn bị khả năng tiếp nhận dòng người di tản khỏi vùng chiến sự Mosul.

Số liệu từ Văn phòng Cao ủy LHQ về quyền con người (OHCHR) cho thấy cơ quan này đã chuẩn bị khoảng 30.000 lều trại, đáp ứng đủ nơi ở cho hơn 60.000 người trú ẩn, đồng thời dự kiến trong những ngày tới sẽ triển khai thêm 41.744 lều cho hơn 250.000 người nữa.

Ủy ban Người tị nạn Na Uy (NRC) cũng truyền đi thông điệp yêu cầu các bên cần ưu tiên bảo đảm an toàn cho dân thường. Về phần mình, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết đã sẵn sàng cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho trẻ em, ước tính chiếm khoảng một nửa số người di tản khỏi vùng chiến sự. Trong khi đó, Bộ Chỉ huy quân đội Iraq đã phát đi thông báo yêu cầu người dân tại thành phố Mosul cần tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa các vị trí của IS.

Chiếm lại toàn bộ Mosul là ưu tiên chiến lược trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố tàn bạo IS. Dù quân đội Iraq đã có những bước tiến đáng kể trên chiến trường, nhưng trận chiến quyết định này chắc chắn không dễ kết thúc trong “một sớm một chiều” khi IS quyết tâm cố thủ.

Trong bối cảnh đó, thảm cảnh của hơn một triệu người dân đang mắc kẹt tại thành phố Mosul là vô cùng đáng ngại và chính họ đang hàng ngày phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của xung đột.

nguy co xay ra tham hoa nhan dao tai mosul UNHCR sẽ hỗ trợ nơi ở cho 150.000 người Iraq sơ tán từ Mosul

Thông tin được người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) - ông Filippo Grandi cho biết hôm 24/10.

nguy co xay ra tham hoa nhan dao tai mosul Giải pháp chính trị nào cho Mosul?

Không phải là các bên không có chiến lược tái thiết Mosul, vấn đề là họ có quá nhiều lựa chọn.

nguy co xay ra tham hoa nhan dao tai mosul Iraq: Chiến dịch tái chiếm Mosul gặp trở ngại

Ngày 23/10, Peshmerga - lực lượng vũ trang người Kurd tại Iraq, khẳng định trong chiến dịch quân sự nhằm tái chiếm thành phố Mosul ...

Thanh Lâm (theo The National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng tấn công IS ở Mosul

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động