TIN LIÊN QUAN | |
IS xác nhận cái chết của thủ lĩnh al-Baghdadi | |
Mosul: Khó khăn chồng chất thời kì hậu IS |
Đã gần 3 năm kể từ khi lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Mosul. Giờ đây, mọi chuyện đã khác. Thành phố lớn thứ hai của Iraq đã nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Chính phủ trong khi phần còn lại của IS đang bị kìm chân ở thành phố Raqqa của Syria và các sa mạc tại miền Tây Iraq. Thủ lĩnh IS Baghdadi đã bị tiêu diệt, IS đã lùi xa, nhưng những hậu quả mà tổ chức này để lại là vô cùng nặng nề.
Lực lượng quân đội Iraq ăn mừng chiến thắng ở Mosul ngày 8/7. (Nguồn: AFP) |
Cái giá của chiến tranh
Đại giáo đường Hồi giáo al-Nuri, nơi khai sinh ra IS cũng như cả thành phố Mosul giờ chỉ còn là đống đổ nát. Tuy nhiên, những thiệt hại về cơ sở vật chất chẳng thể nào so sánh được với những mất mát mà người dân Mosul đã phải chịu đựng. Hàng nghìn dân thường đã thiệt mạng dưới họng súng của các chiến binh IS, dưới những trái bom của liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu, hoặc bỏ mình trong những cuộc chiến giành giật sự sống trong thành phố.
Hơn 1 triệu dân thường phải di dời, nhiều người trong số họ suy kiệt vì đói và bệnh tật. Ngay cả khi hoà bình được lập lại, công cuộc tái thiết thành phố sẽ là một hành trình dài và đầy khó khăn.
Khi mối đe dọa đến từ IS đã không còn hiện hữu, sự mâu thuẫn giữa người Arab và người Kurd, người Hồi giáo dòng Sunni và dòng Shi’ite có thể sẽ bùng phát trở lại. Lo ngại này là có cơ sở, đặc biệt là khi Chính phủ của người Kurd cũng đang dự định tổ chức một trưng cầu dân ý vào tháng 9 về việc tách khỏi Iraq.
Có thể nói, 3 năm qua là một khoảng thời gian mà người dân Mosul muốn quên đi, nhưng đã đến lúc họ cần gác lại quá khứ và tập trung vào quá trình tái thiết thành phố. Dù vậy, những nỗ lực này sẽ khó có thể thành hiện thực nếu như không có sự hỗ trợ từ phía liên minh quân sự của phương Tây, mà đứng đầu là Mỹ.
Người dân Mosul đã phải chịu nhiều mất mát sau cuộc chiến trường kì tại Mosul. (Nguồn: AFP) |
Mơ hồ viễn cảnh hòa bình
Trong bối cảnh hiện nay, bản thân Mỹ cũng đang bối rối tìm câu trả lời cho việc tái thiết Iraq. Washington chưa thể đưa ra quyết định về việc gia hạn thời gian đồn trú của lính Mỹ tại Iraq cũng như xác định lập trường về việc ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Haider al-Abadi.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc dường như không có ý định rời bỏ “cuộc chơi” sớm. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng bản kế hoạch hỗ trợ lực lượng Iraq trong năm 2018, với chi phí dự kiến lên tới 1,27 tỷ USD. Dẫu vậy, những bước đi tiếp theo của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này vẫn chưa rõ ràng.
Bên cạnh đó, những chiến binh Hồi giáo cực đoan có thể mất dần quyền kiểm soát lãnh thổ, nhưng ý thức hệ của chúng vẫn đang được truyền bá một cách rộng rãi thông qua các mạng xã hội. Khi những tư tưởng cực đoan còn tồn tại thì một chiến dịch nổi dậy khác của IS là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là khi nhiều chiến binh Hồi giáo đang cực đoan đang quay trở lại quê hương châu Âu của họ.
Do đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể vui mừng về những kết quả đã đạt được tại Mosul và Raqqa, nhưng họ cũng cần hiểu rằng IS vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngay cả khi hòa bình được lập lại, việc tái thiết những khu vực đã bị tàn phá, chữa lành những vết thương chiến tranh và hàn gắn những bất đồng giữa các cộng đồng tôn giáo sẽ là bài toán khó mà người dân Mosul, liên minh phương Tây cũng như Mỹ cần tìm lời giải.
Bị dồn vào chân tường, IS chống trả quyết liệt Những nỗ lực phản kháng cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã gây không ít khó khăn cho lực ... |
Mỹ sẽ làm gì sau khi IS bị đánh bại? Áp lực đang ngày càng tăng đối với Nhà Trắng trong việc đưa ra một chiến lược dài hơi hơn khi mối đe dọa IS ... |
Iraq: IS phá hoại đền thờ Hồi giáo Nuri ở Mosul Ngày 21/6, giới chức Iraq cho biết tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã phá hủy đền thờ Hồi giáo ... |