TIN LIÊN QUAN | |
Chuyên gia: Các thỏa thuận thương mại của Mỹ chỉ giải tỏa căng thẳng tạm thời | |
Mỹ-Trung sẽ "rất sớm" ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 |
Bắc Kinh dường như đang "lép vế" trong thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc. (Nguồn: CGTN) |
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảm thấy “siêu tự hào” về thỏa thuận giai đoạn 1, tung hô đây là “một thỏa thuận lớn”, “một thỏa thuận tuyệt vời” và một “thỏa thuận lịch sử”. Ngược lại, Bắc Kinh lại tỏ thái độ thận trọng, “im hơi lặng tiếng” và né tránh bình luận về diễn biến này.
Giới chức Mỹ đưa ra thông tin chi tiết và con số cụ thể về thỏa thuận giai đoạn 1, cố gắng tạo ấn tượng rằng thỏa thuận này có quy mô “to lớn, có thể thực thi và có thể kiểm chứng”. Ngược lại, giới chức Trung Quốc chỉ đưa ra nét phác thảo của thỏa thuận với 9 lĩnh vực được đề cập mà không nêu thêm bất kỳ chi tiết nào. Khi Bắc Kinh công bố ít chi tiết hơn về thỏa thuận này so với Washington, có thể, Bắc Kinh ngầm ẩn chứa một vấn đề to lớn.
Ngay từ đầu, đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã là diễn đàn một chiều về thỏa thuận giữa những gì mà Mỹ mong muốn và những gì mà Trung Quốc có thể nhượng bộ. 9 lĩnh vực đề ra trong tài liệu thỏa thuận 86 trang mà Trung Quốc công bố chủ yếu về những điều khoản mà Bắc Kinh sẽ phải thực hiện.
Trong cuộc chiến thuế quan, Washington dường như có lợi thế hơn khi nước này nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc so với chiều ngược lại. Thực ra, Tổng thống Trump đã thành công khi làm được nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào trong giải quyết thâm hụt thương mại, khi Bắc Kinh cam kết tiếp tục mua thêm nhiều hàng hóa Mỹ. Sẽ là một thắng lợi chính trị to lớn đối với Tổng thống Trump khi Bắc Kinh mua lượng lớn hàng nông sản Mỹ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cam kết những nhượng bộ khác trong lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ, quản lý tiền tệ, chuyển giao công nghệ, mở cửa thị trường, tiếp cận với hệ thống thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp.
Ngược lại, sự nhượng bộ duy nhất của Washington là nhất trí ngừng áp dụng đòn trừng phạt thuế quan đối với Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12, đồng thời cắt giảm mức thuế từ 15% xuống còn 7,5% áp vào 120 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực từ hồi tháng 9. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã không đạt được những ưu tiên hàng đầu lâu nay của mình: Đó là loại bỏ tất cả các biện pháp thuế quan, Mỹ không ép buộc Trung Quốc mua hàng hóa và Mỹ cần chấm dứt trừng phạt các công ty công nghệ của Bắc Kinh.
Thậm chí, Bắc Kinh còn không thành công khi đạt được cam kết miệng của Washington về việc dần rút lại toàn bộ đòn thuế quan trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer khẳng định, Washington không nhất trí giảm thêm thuế quan vào giai đoạn này. Còn Tổng thống Trump coi các "đòn thuế quan" hiện hành là một công cụ thương lượng trong các đàm phán tương lai.
Vì vậy, cho dù thỏa thuận giai đoạn 1 có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng sau cuộc chiến thuế quan kéo dài 18 tháng qua, song đây chưa phải là một bước đột phá vì cuộc chiến thuế quan chưa chấm dứt hoàn toàn.
Kết thúc đàm phán thỏa thuận giai đoạn 1 hay một 'chiến thắng PR' TGVN. Mỹ - Trung đồng ý kết thúc thỏa thuận giai đoạn 1 đúng vào thứ 6 ngày 13. |
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận giai đoạn 1: Đúng đắn hay chóng vánh? TGVN. Thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đang gặp phải phản ứng trái chiều từ giới chuyên gia. |
Cơ hội cuối cùng mất đi, cuộc chiến thương mại lại leo thang TGVN. Các quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Trump thừa nhận vẫn chưa thể nói gì về mục tiêu đạt được thỏa thuận ... |