📞

Nhà địa chất Đại học Harvard giải mã sự sống trên Trái đất sau va chạm thiên thạch

Hương Loan 09:17 | 24/10/2024
Bà Nadja Drabon, nhà địa chất học tại Đại học Harvard (Mỹ) công bố phát hiện khoa học về quá trình phát triển sự sống trên Trái đất sau vụ va chạm thiên thạch S2.
Khi tác động bề mặt Trái đất, thiên thể S2 tạo ra các đợt sóng thần, làm xáo trộn hệ sinh thái và để lại các mảnh vỡ tại khu vực ven biển. (Nguồn: iStock)

Cách đây khoảng 3,26 tỉ năm, thiên thạch S2 với đường kính 37-58km đã lao xuống Trái đất, vốn được coi là thảm hoạ với sự sống trên hành tinh.

Song theo bà Nadja Drabon, sự kiện va chạm này có thể đã thúc đẩy sự sống phát triển trên Trái đất.

Nhà địa chất học tại Đại học Harvard nhận định, so với loại thiên thạch từng khiến loài khủng long tuyệt chủng, khối đá vũ trụ S2 lớn hơn khoảng 200 lần.

Khi tác động bề mặt Trái đất, thiên thể trên tạo ra các đợt sóng thần, làm xáo trộn hệ sinh thái và để lại các mảnh vỡ tại khu vực ven biển.

Thậm chí, sức nóng từ vụ va chạm còn gia tăng nhiệt độ bề mặt đại dương và bầu khí quyển, cũng như tạo ra đám mây bụi bao phủ bầu trời.

Song từ sự kiện này, vi khuẩn sự sống đã nhanh chóng phát triển, dẫn đến sự gia tăng đột biến trong quần thể sinh vật đơn bào ăn phốt pho và sắt.

Theo phát hiện của bà Nadja Drabon, việc vi khuẩn chuyển hóa sắt phát triển mạnh ngay sau vụ va chạm đã góp phần thúc đẩy quá trình hình thành sự sống ban đầu trên Trái đất.

(theo Sky News)