Được xây dựng dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos với chi phí khoảng 2,3 tỉ USD, nhà máy được cho là một trong những gánh nặng tốn kém nhất của Manila. Nhà máy này cũng chưa hề sản xuất ra một lượng điện nào và tiếp tục ngốn 10.000 USD/ngày để duy trì sự tồn tại.
Số phận của nhà máy đã được phán quyết năm 1986 khi Marcos bị lật đổ giữa những lo ngại gia tăng trên toàn thế giới về nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ thảm họa Chernobyl ở Ukraine. Những người chỉ trích dự án Bataan từng cho rằng nhà máy được xây quá gần vành đai động đất. Tuy nhiên, bất chấp lo ngại gia tăng, đặc biệt sau sự cố Fukushima ở Nhật Bản vừa qua, công ty Napocor quản lý vùng đất và một số chính trị gia vẫn mong muốn phát triển năng lượng nguyên tử.
Một dự luật tìm cách đưa nhà máy đi vào hoạt động đã được trình Quốc hội, nhưng một số người cho rằng nó ít có cơ hội được chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino thông qua.
Do đó, trong khi chờ đợi, nhà máy mở cửa đón khách cũng là để quyên tiền nhằm giúp nó duy trì sự tồn tại và một phần quan trọng là chứng tỏ nó đủ an toàn. Theo giới thiệu của Napocor, nhà máy có thể chịu được động đất mạnh 9 độ richter.
Lâm An