Back to E-magazine
09:00 | 11/03/2021
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ cuối)

09:00 | 11/03/2021

TGVN. Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng – chỉ huy trưởng của chiến dịch giải cứu hơn 10.200 lao động Việt Nam từ Libya về nước, đã bộc bạch rằng, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng được hơn 1.000 anh em lao động cắm trên nóc lều đang phần phật ngậm gió giữa sa mạc mênh mông cát trắng là một phần ký ức có lẽ suốt cả cuộc đời ông không thể nào quên.
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ cuối)

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng – chỉ huy trưởng của chiến dịch giải cứu hơn 10.200 lao động Việt Nam từ Libya về nước, đã bộc bạch rằng, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng được hơn 1.000 anh em lao động cắm trên nóc lều đang phần phật ngậm gió giữa sa mạc mênh mông cát trắng là một phần ký ức có lẽ suốt cả cuộc đời ông không thể nào quên.

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)

Trong khó khăn, hoạn nạn, người Việt chúng ta thường có truyền thống đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Trước đây luôn là như thế và bây giờ cũng vậy! Chính phủ đã gửi một số đồ dùng thiết yếu, cả lương khô cho anh chị em lao động ta dùng tạm. Anh chị em người Việt cũng cưu mang, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.

Hình ảnh thật xúc động khi hai vợ chồng Đại sứ Phạm Sĩ Tam cùng anh chị em Đại sứ quán Việt Nam ở Cairo đi đến từng cửa hàng, cửa hiệu bán bánh mỳ mua về cho anh em người lao động ta. Nên nhớ là lúc đó, tình hình Ai Cập hết sức phức tạp, sau khi lật đổ chính phủ của Tổng thống Mubarak, ngoài phố vẫn còn tình trạng giới nghiêm, xe tăng đỗ khắp phố. Cửa hàng, cửa hiệu rất khan hiếm hàng hóa, hiếm cả bánh mì.

Đúng khi chúng tôi sang, ngày 1/3, Đại sứ Phạm Sĩ Tam nhận được tin mẹ của ông qua đời ở quê. Tuy nhiên, nén đau thương, với tinh thần trách nhiệm cao, ông và Phu nhân đã ở lại, lo toan chu đáo cho lao động Việt Nam ở Ai Cập – những người sơ tán từ Libya sang, được về nước, rồi sau đó Đại sứ và Phu nhân mới thu xếp về lo hậu sự cho thân mẫu.

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)

Đó là chuyện có thật. Qua một cháu sinh viên Việt Nam người Chăm đang ra hỗ trợ hoạt động của chúng tôi ở biên giới, tôi được biết có 19 sinh viên Campuchia đang học kinh Qur’an bên Libya, tiếp xúc với các bạn Việt Nam và ngỏ ý xin được giúp đỡ cho về nước.

Không một chút do dự, tôi đã bàn với anh em trong Đoàn công tác và quyết định sẽ giúp đỡ họ. Tôi nói họ liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Libya, tìm cách cùng lao động Việt Nam di chuyển về Tusinia.

Trong quá trình thu xếp, tôi quyết định bố trí cho các bạn sinh viên người Campuchia về chuyến sớm nhất có thể. Tôi đề nghị 19 anh em lao động Việt Nam đã tập kết về sân bay nhường cho các bạn Campuchia về trước và chờ về nước trong chuyến tiếp theo.

Anh em Việt Nam đồng tình ngay, dù họ đang mong được về nước càng sớm càng tốt. Tôi cũng đề nghị Hàng không Việt Nam thu xếp cho các sinh viên Campuchia được nối chuyến từ Nội Bài đi Phnom Penh sớm nhất có thể.

Về phần mình, sau khi đưa ra quyết định trên, tôi đã báo cáo đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Bộ Ngoại giao ta cũng liên hệ với phía Campuchia để các bạn phối hợp việc này.

Thủ tướng và các đồng chí Lãnh đạo rất đồng tình và đánh giá cao quyết định đó của chúng tôi, thể hiện rất rõ tinh thần quốc tế trong sáng của người Việt Nam ta.

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)

Không chỉ có tôi, mà tất cả những người đã tham gia chiến dịch giải cứu công dân Việt Nam ở Libya, đều không thể quên được đợt công tác này và có nhiều kỷ niệm rất đáng nhớ.

Với tôi, đó là kỷ niệm khó quên, khi Đại sứ Phạm Sĩ Tam trực tiếp lái xe đưa chúng tôi đi trên các con đường, ngõ hẻm của Cairo, khi trên phố có sự hiện diện của nhiều xe tăng, xe bọc thép, binh lính do tình trạng thiết quân luật, để đi gặp đại diên Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại Ai Cập, nhờ họ thông báo Văn phòng IOM tại Tunisia và ở biên giới Libya hỗ trợ và giúp đỡ Đoàn công tác do Chính phủ Việt Nam cử sang.

Lúc đó, Đại sứ Phạm Sĩ Tam đã biết mẹ ông vừa qua đời. Do tình hình phức tạp, chúng tôi phải mất mấy tiếng đồng hồ mới đến được trụ sở Văn phòng đại diện IOM ở Cairo.

Đó còn là kỷ niệm không bao giờ quên, khi chúng tôi ra biên giới, nơi tập trung rất nhiều người di tản khỏi Libya đang tập trung, gồm người lao động của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Giữa khu vực với hàng nghìn lều bạt được dựng tạm trên cát, có một khu vực của người lao động Việt Nam. Một lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, giữa mênh mông lều bạt và cát trắng, làm tôi vô cùng xúc động và rơi nước mắt.

Chúng tôi nhanh chóng tiến đến phía lá cờ, anh em Việt Nam xúm lại ngày càng đông, vây quanh chúng tôi. Tôi thân thiết nhìn bao quát anh em đồng bào mình, đôi mắt còn ngấn lệ, nghẹn ngào nói với họ: “Hỡi toàn thể anh chị em người Việt Nam! Xin chào tất cả mọi người! Tôi là Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, được Chính phủ ta cử sang đây cùng với nhiều đồng chí đại diện các bộ, ngành, đón các bạn về. Chỉ trong vòng vài ngày nữa, khoảng 1 tuần đến 10 ngày, tất cả các bạn sẽ có mặt trên mảnh đất Việt Nam của chúng ta”.

Mọi người hân hoan reo lên: “Sống, sống rồi anh em ơi! Chúng ta sắp được trở về đất mẹ, về với gia đình rồi”!

Còn hạnh phúc nào hơn những lúc như thế, khi đứng giữa đồng bào mình, khi ở nơi xa lạ, rừng thiêng nước độc, lá cờ Tổ quốc phần phật, hiên ngang trước gió. Lá cờ đỏ sao vàng mới thiêng liêng làm sao! Tôi không thể quên được thời khắc thiêng liêng đó.

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ cuối)

Đó là kỷ niệm những ngày làm việc quên giờ giấc, ban ngày cùng anh em trong Đoàn ra sân bay lo cho các chuyến máy bay tiếp theo về nước và ổn định tình hình cho những anh chị em còn trụ lại chờ các chuyến bay tiếp theo. Ban đêm thì về làm báo cáo các cấp Lãnh đạo trong nước.

Hầu như ngày nào chúng tôi cũng được các đồng chí Lãnh đạo từ Thủ tướng, đến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm, động viên.

Hầu như ngày nào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng điện thoại cho tôi. Đêm đêm, tôi làm báo cáo tình hình gửi Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội.

Có lần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, nếu tình hình đã tương tối yên ổn rồi, tôi có thể thu xếp về nước, anh chị em còn lại sẽ lo tiếp. Tôi báo cáo xin phép Thủ tướng ở lại đến khi người cuối cùng rút khỏi lãnh thổ Libya và lên máy bay về nước thì tôi mới về.

Đó là kỷ niệm anh em trong đoàn quây quần với nhau, hợp tác, phối hợp rất chặt chẽ để lo cho công việc suôn sẻ, dù anh em đến từ nhiều cơ quan khác nhau, sang đến nơi mới quen biết nhau.

Hằng ngày, chúng tôi thông tin cặn kẽ, chi tiết cho anh chị em báo chí đi công tác cùng Đoàn để họ kịp thời phản ánh cho dư luận biết chính xác, khách quan về tình hình tại chỗ. Tôi rất cảm động và đánh giá cao các phóng viên báo chí đi theo đoàn.

Trong những ngày đầu tiên ở nơi tập kết, khi đang còn trong giai đoạn đánh giá tình hình, tôi có nói ý định trực tiếp ra biên giới khảo sát. Tôi nói rằng, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tìm cách mở đường, thâm nhập sâu vào lãnh thổ Libya, đến Tripoli làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Libya, làm việc với chính quyền sở tại đề nghị họ hỗ trợ. Ta sẽ phải nhờ xe của Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế hỗ trợ, may ra mới an toàn. Tất cả anh chị em phóng viên có mặt đều giơ tay, xin được đi cùng, để đưa những bản tin thời sự chính xác nhất.

Rất may, sau khi đánh giá tình hình và thảo luận với Đại sứ Đào Duy Tiến, chúng tôi không cần phải tổ chức chuyến đi đó. Tôi cũng đánh giá rất cao anh Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, người được cử làm Phó trưởng đoàn và hỗ trợ công việc cho tôi, về sự tận tụy, chuyên nghiệp, mềm dẻo trong xử lý công việc, nhất là khâu cung cấp các số liệu chính xác và phân công công việc cho anh em trong đoàn.

Tôi đánh giá cao đoàn công tác của anh em Hàng không Việt Nam do anh Đỗ Dương Quy phụ trách, về sự phối hợp nhịp nhàng và có trách nhiệm. Tất cả anh chị em khác trong Đoàn đã đồng lòng, nhất trí, hết lòng vì công việc chung và chia sẻ ngọt bùi, gian khổ trong những ngày đầy kỷ niệm cùng nhau.

Quá nhiều kỷ niệm tôi không thể kể hết ra đây được. Được biết, các nhóm công tác tại Ai Cập, Malta, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ cùng các cơ quan đại diện Việt Nam đã hành động rất chuyên nghiệp, hiệu quả, xử lý gọn gàng mọi việc ở các nơi đó, dù có nhiều tình huống phức tạp, khó lường.

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ cuối)

Đúng vậy! Ngay khi chúng tôi hoàn thành công việc và trở về nước ngày 9/3, đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi điện thoại trực tiếp cho tôi, chúc mừng đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ được giao. Đồng chí đánh giá cao Đoàn công tác và cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ có khen thưởng kịp thời.

Đồng chí Thủ tướng cũng cho biết, còn hơn 290 lao động ta tự sơ tán khỏi Libya sang Algeria, đang mắc kẹt ở sa mạc Algeria, cách khá xa thủ đô Algiers. Thủ tướng giao nhiệm vụ cho tôi, tìm mọi cách đưa số anh chị em này về nước càng sớm càng tốt.

Sáng ngày 10/3, tôi mời đại diện các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Hàng không Việt Nam đến hội ý tại phòng làm việc của tôi ở Trụ sở Bộ Ngoại giao (số 1 Tôn Thất Đàm, Hà Nội).

Chúng tôi bàn bạc và thống nhất 3 phương án đưa số lao động này về nước: 1) Nhờ phía Algeria cho thuê máy bay chở số lao động này về sân bay lớn, nếu cần thì sân bay Algiers, phía Việt Nam sẽ bố trí đưa máy bay sang đón về; 2) Thuê máy bay của Algeria chở số lao động này sang sân bay Djerba ở Tunisia; 3) Chuyên chở số người lao động Việt Nam này bằng đường bộ sang sân bay Djerba.

Cái khó là các nước theo đạo Hồi nghỉ làm việc các ngày thứ 6 và thứ 7, mà ngày 11 và 12/3 rơi vào đúng thứ 6 và thứ 7. Ta sẽ liên hệ với phía Algeria như thế nào đây? Đại sứ Việt Nam tại Algeria cho biết, nhanh nhất phải chờ đến Chủ nhật, ngày 13/3 mới giao thiệp được với phía bạn trực tiếp.

Tôi quyết định cho mời Đại sứ Algeria đến gặp tại Bộ Ngoại giao, chuyển bức thư của Thủ tướng ta gửi Thủ tướng bạn, đề nghị bạn hỗ trợ và giúp đỡ. Ông Đại sứ vừa bay từ Algeria sang Hà Nội lúc sáng sớm, còn đang ngái ngủ. Tuy vậy, ông vào cuộc ngay và khoảng 30 phút sau đã có phản hồi của Thủ tướng bạn: sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để thu xếp cho số lao động này về nước nhanh nhất.

Và thế là, trong ngày 11/3, phía Algeria cho xe bus chở toàn bộ số lao động Việt Nam vượt 800 km với nhiều chặng là sa mạc, tập kết về một sân bay lớn của nước này, nơi máy bay Boeing 777-2 có thể cất cánh, hạ cánh và tiếp dầu. Phía Việt Nam cho máy bay sang đón về. Trưa ngày 13/3, toàn bộ số lao động này theo máy bay hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài.

Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ một cách mau lẹ, trọn vẹn, giúp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều anh chị em lao động, nhiều gia đình đang mong ngóng con cái, người thân an toàn trở về.

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)

Hồi Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990-1991, chúng ta đã phải thực hiện chiến dịch quy mô lớn, đưa 16.000 người lao động Việt Nam ở Iraq về nước. Nhưng lúc đó, chúng ta sơ tán người lao động với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc. Lần này là chúng ta tự quyết định sơ tán, sử dụng mọi nguồn lực của chúng ta. Đây là hai câu chuyện có nhiều điểm khác nhau.

Hơn một năm qua, do đại dịch Covid-19, chúng ta phải thực hiện một chiến dịch quy mô vô cùng lớn để đưa người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài sơ tán về nước, tránh dịch.

Chiến dịch bảo hộ công dân này có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Ngoại giao và tất cả các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo hộ công dân, Chính phủ ta đã hành động rất mau lẹ, dứt khoát, bảo vệ hiệu quả người dân và quyền lợi của họ.

Qua mấy chiến dịch này, nhìn lại chiến dịch sơ tán lao động từ Libya về nước năm 2011, cá nhân tôi thấy có nhiều bài học quý giá có thể rút ra.

Một là, “lấy dân làm gốc” không chỉ là khẩu hiệu, mà đã và đang trở thành phương châm hành động của chúng ta. Với gần 5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, chúng ta đã rất đúng đắn trong việc đề cao công tác bảo hộ công dân.

Việc giao cho Bộ Ngoại giao làm đầu mối chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong nước chăm lo công tác bảo hộ công dân là rất chính xác, rất đúng, và Bộ Ngoại giao đã triển khai công tác này hết sức nghiêm túc, bài bản và hiệu quả.

Hai là, khi có việc đại sự, cần có quyết định nhanh chóng, chính xác, nhất là các biện pháp xử lý, kèm theo những nguồn lực tài chính, con người, bộ máy phù hợp. Chính phủ ta đã hành động nhanh chóng, quyết đoán, hiệu quả trong các tình huống như vậy.

Ba là, cần có bộ máy, nguồn lực phù hợp, kết hợp chặt chẽ trong nước và ngoài nước, giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp với nhau, có sự phối hợp và chỉ đạo chặt chẽ.

Cần thiết thì phải tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của các nước liên quan, các tổ chức quốc tế. Việc bảo hộ công dân ở ngoài nước cũng có nhiều phức tạp, khi đưa công dân về trong nước cũng phát sinh nhiều vấn đề, cần sự quan tâm xử lý, phối hợp đồng bộ.

Ví dụ, khi đưa lao động ở Libya về nước, một số vấn đề nảy sinh là lo chế độ chính sách cho họ như thế nào, ai lo, công ăn việc làm cho họ ra sao?

Bốn là, thành công của công tác bảo hộ công dân, của các chiến dịch sơ tán công dân lớn như trên là thành quả, là công sức của rất nhiều người, nhiều cơ quan trong cũng như ngoài nước, không của riêng ai. Do đó, chúng ta cần khích lệ sự đoàn kết, thống nhất, hoàn thiện các quy định, quy trình để phối hợp ngày càng ăn ý, hiệu quả.

Việc khen thưởng, động viên kịp thời, đúng người, đúng việc của các cấp, các ngành là rất quan trọng, góp phần vào thành công cho công tác bảo hộ công dân về lâu dài.

Nhân kỷ niệm 10 năm việc kết thúc thắng lợi chiến dịch sơ tán người lao động Việt Nam từ Libya về nước, chúng tôi rất bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm đẹp đẽ về những ngày sôi động đó. Tôi muốn gửi lời hỏi thăm và tri ân các đồng chí, đồng nghiệp, các thành viên đoàn công tác ra tất cả các nước ngoài năm ấy, tới tất cả các đồng chí Lãnh đạo đã chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Chúng tôi tự hào về những gì đã làm trong thời gian đó, 10 năm về trước.

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Kỷ niệm 10 năm chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya và những câu chuyện chưa kể (Kỳ II)

Thực hiện: Hải Yến

Đồ họa: Phạm Anh Tuấn

Ảnh: NVCC

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Ngày 20/11 (heo giờ địa phương) Đại sứ quán và Phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Venezuela đã phối hợp với Học viện Nghiên cứu tác chiến chiến lược, Bộ Quốc phòng Venezuela tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia trực tiếp vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung: Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung: Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia

Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa cũng như kỳ vọng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm.
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về tầm quan trọng của chuyến thăm và kỳ vọng về một tầm cao mới của quan hệ song phương được thúc đẩy trong khuôn khổ chuyến công tác.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Theo Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, 52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn luôn coi trọng việc tăng cường, củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị hợp tác giữa các nước láng giềng, trong đó có Vương quốc Campuchia; cũng như thể hiện trách nhiệm và phát huy vai trò của Việt Nam là thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm theo lời mời của Thủ tướng Dato Seri Anwar Ibrahim phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án "hạt hòa bình" nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.