NHẬN DIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ

Nhân tố chi phối chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
Đến thời điểm hiện tại, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa thể hiện đường lối chính sách đối ngoại hoàn chỉnh và nhất quán. Lý do vì đâu và những nhân tố nào chi phối chính sách này? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: GETTY IMAGES)
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: GETTY IMAGES)

BÌNH LUẬN CỦA BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Nước cờ của ông Biden trên bàn cờ chiến lược Nga-Mỹ-Trung Quốc-EU

Nước cờ của ông Biden trên bàn cờ chiến lược Nga-Mỹ-Trung Quốc-EU
TIN LIÊN QUAN

Trung Đông, Vùng Vịnh và Bắc Phi: Thay trọng tâm, đổi định hướng

Đến thời điểm hiện tại, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden và cộng sự mới biểu lộ lẻ mẻ và rời rạc chính sách đối với đối tác này hay định hướng chiến lược cho khu vực kia chứ chưa thể hiện đường lối chính sách đối ngoại hoàn chỉnh và nhất quán.

Xem ra rất có thể vì hai lý do. Thứ nhất là ở những ngày tháng cầm quyền đầu tiên, ông Biden và cộng sự phải dành ưu tiên hành đầu và quan tâm nhiều nhất cho việc xử lý những vấn đề đối nội cấp thiết mà đến nay chuyện xử lý có tiến triển tích cực và thuận lợi nhưng chưa thể nói được là đã cơ bản ổn thoả và bền vững.

Thứ hai là quá trình xem xét lại và hoạch định lại chính sách đối ngoại chưa hoàn tất. Diện mạo chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ được ông Biden và cộng sự khái quát đại loại như sau:

Diện mạo chung của chính sách

Nước Mỹ trở lại với thế giới, ngoại giao lại được đặt vào trung tâm của chính sách đối ngoại, nước Mỹ lại đảm trách vai trò lãnh đạo thế giới Phương Tây, tập hợp, thống nhất thế giới Phương Tây dưới một quan niệm tự nhận chung rằng thế giới Phương Tây hiện thân cho dân chủ, Mỹ và Phương Tây nhân danh dân chủ đối địch với mô hình hệ thống chính trị độc tài, trực diện những thách thức đa dạng từ Trung Quốc và Nga, nhưng đồng thời những khi lợi ích cơ bản đòi hỏi thì vẫn tìm cách đối thoại với Trung Quốc và Nga.

Ngoài ra, Mỹ sẽ đảm nhận vai trò đi đầu trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu cấp thiết như chống biến đổi khí hậu trái đất, giải trừ vũ khí hạt nhân, an ninh mạng và ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra.

Tuy nhiên, từ những phát ngôn công khai của ông Biden và cộng sự về mục tiêu hay định hướng của chính sách đối ngoại của chính quyền mới và từ những động thái của ông Biden và cộng sự trên phương diện đối ngoại thì đã có thể nhận diện ra được những nhân tố chính chi phối chính sách đối ngoại của ông Biden cho nhiệm kỳ cầm quyền này.

Ông Biden có cách tiếp cận và định hướng đối ngoại riêng nhưng cũng tiếp nối không ít cách tiếp cận và định hướng đối ngoại của người tiền nhiệm mà sự khác biệt có chăng chỉ ở phương thức thực hiện.

Lộ diện năm nhân tố cơ bản

Nhân tố thứ nhất là đối nội. Điều này không hề mới lạ bởi xưa nay ở mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ có ở mỗi nước Mỹ, đối nội luôn chi phối đối ngoại. Thậm chí trên thế giới còn thịnh hành quan điểm và nhận thức cho rằng đối ngoại là sự tiếp nối của đối nội.

Ông Biden lên cầm quyền ở Mỹ trong bối cảnh tình hình chính trường và nội bộ xã hội Mỹ bị phân rẽ sâu sắc như chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ. Sự phân rẽ này là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nước Mỹ bị sa sút uy tín và ảnh hưởng trên thế giới trong thời gian qua. Nó làm cho nước Mỹ phải bận rộn với chính mình trước hết và nhiều nhất.

Ở những tháng ngày cầm quyền đầu tiên, ông Biden phải coi trọng đối nội hơn đối ngoại và phải dùng đối ngoại phục vụ đối nội, nhưng cả về sau này nữa, mọi mưu tính của người này về đối ngoại cũng vẫn đều phải đáp ứng trước hết nhu cầu đối nội. Chính sách đối với Trung Quốc, Nga và Iran bị ảnh hưởng và tác động nhiều nhất bởi nhân tố này.

Nhân tố thứ hai là lợi ích mà cụ thể ở đây bao hàm hai dạng lợi ích khác nhau là lợi ích của nước Mỹ và lợi ích riêng của ông Biden. Lợi ích cơ bản của Mỹ liên tục và nhất quán chứ không thay đổi cùng với sự thay đổi chính phủ.

Nhưng thứ tự ưu tiên của lợi ích cơ bản và cách thức thực hiện và bảo toàn lợi ích có thể thay đổi. Ở đây, chính sách đối ngoại của ông Biden bị chi phối bởi lợi ích được xác định và ưu tiên là khôi phục và tăng cường vai trò và ảnh hưởng lãnh đạo thế giới cho nước Mỹ, uy danh và vị thế của nước Mỹ trên thế giới.

Bên cạnh đó, lợi ích riêng được ông Biden xác định trong chính sách đối ngoại là dùng chính sách đối ngoại để gây dựng hình ảnh và có được sự công nhận ở Mỹ là Tổng thống thành công với việc khôi phục vai trò, vị thế, ảnh hưởng, uy danh và uy tín quốc tế của nước Mỹ.

Ông Biden cần tác động của điều này cho phe Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử tới ở Mỹ, cho chính mình nếu tái ứng cử Tổng thống năm 2024 hoặc cho ứng cử viên của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống ấy. Điều này vừa là nhân tố chi phối vừa là một mục tiêu của chính sách đối ngoại của ông Biden.

Mỹ sẽ vẫn coi trọng tiềm lực quân sự và sẵn sàng hành động quân sự nhưng chỉ khi cần thiết trong khi chính sách đối ngoại phục vụ sự trỗi dậy về kinh tế và công nghệ cao lại thường xuyên và quyết liệt.

Nhân tố thứ ba là hiệu quả thiết thực của chính sách đối ngoại thể hiện ở chỗ con người và kinh tế được đặt vào trung tâm phục vụ của chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại phục vụ trực tiếp cho số đông và tầng lớp hạng trung trong xã hội. Chính sách đối ngoại phục vụ cho sự trỗi dậy về kinh tế và công nghệ cao của nước Mỹ.

Mỹ sẽ vẫn coi trọng tiềm lực quân sự và sẵn sàng hành động quân sự nhưng chỉ khi cần thiết trong khi chính sách đối ngoại phục vụ sự trỗi dậy về kinh tế và công nghệ cao lại thường xuyên và quyết liệt.

Nhân tố này đưa đến một hệ luỵ là ông Biden sẽ hết sức kiềm chế, nếu như không muốn nói là sẽ không làm việc phát động cuộc chiến tranh mới ở bên ngoài nước Mỹ, sẽ dần chấm dứt các cuộc chiến tranh mà Mỹ hiện vẫn bị sa lầy vào, sẽ tránh hết sức để xảy ra đột biến, nhưng đồng thời sẽ cạnh tranh chiến lược đến cùng và bằng mọi giá với đối tác nào đó thách thức Mỹ về kinh tế, tài chính, thương mại và công nghệ - như Trung Quốc là ví dụ điển hình.

Nhân tố chi phối thứ tư là coi trọng các tiêu chí và hệ quy chiếu của Mỹ về dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền trong chính sách đối ngoại.

Thực chất ở đây là ý thức hệ và mô hình hệ thống chính trị. Sự biểu hiện điển hình hiện có thể thấy trong chính sách của ông Biden đối với Trung Quốc và Nga.

Nhân tố thứ năm là xác định ưu tiên mới trong chính sách đối ngoại mà cụ thể là ưu tiên theo đối tác, ưu tiên theo lĩnh vực đối ngoại và ưu tiên theo khu vực địa lý.

Cho đến thời điểm hiện tại, việc xác định ưu tiên này chưa hoàn tất. Nhưng về cơ bản có thể thấy việc đối phó Trung Quốc được ông Biden coi trọng hàng đầu, chủ nghĩa đa phương được ông Biden đề cao và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được ông Biden để ý đến nhiều hơn cả.

Nhìn vào năm nhân tố chi phối chính sách đối ngoại này của ông Biden có thể dễ dàng nhận thấy ông Biden có cách tiếp cận và định hướng đối ngoại riêng nhưng cũng tiếp nối không ít cách tiếp cận và định hướng đối ngoại của người tiền nhiệm mà sự khác biệt có chăng chỉ ở phương thức thực hiện.

Trung Đông, Vùng Vịnh và Bắc Phi: Thay trọng tâm, đổi định hướng

Trung Đông, Vùng Vịnh và Bắc Phi: Thay trọng tâm, đổi định hướng

(Bài sau: Chính sách của Biden đối với Trung Quốc và Nga)

TIN LIÊN QUAN
Không kích Iraq và Syria, Mỹ chuẩn bị cho 'kịch bản xấu' với Iran?
Cứng hay mềm, lợi và hại trong liên minh, liên kết về quốc phòng, an ninh
Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Ván bài 'đỏ nhiều hơn đen' của Tổng thống Joe Biden
Ngoại giao ‘lối cũ’ của ông Joe Biden tại châu Âu
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Tia hy vọng bên bờ vực thẳm

Đọc thêm

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động