Ngoại trưởng Nhật Bản (phải) và người đồng cấp Canada điện đàm ngày 26/11. |
Trong thông cáo báo chí sau cuộc điện đàm kéo dài 35 phút, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết: "Về Trung Quốc, hai ngoại trưởng nhất trí tiếp tục phản đối mạnh mẽ các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời phản đối hành vi gây sức ép kinh tế".
Hai bên cũng chia sẻ quan điểm về tình hình khu vực, trong đó có "mối đe dọa tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên" cũng như việc Bình Nhưỡng bắt cóc các công dân Nhật Bản những năm 1970 và 1980, cam kết tiếp tục hợp tác trong những vấn đề này.
Ông Hayashi bày tỏ Nhật Bản "đánh giá cao" việc Ottawa tham gia sứ mệnh đa quốc gia để giám sát hoạt động vận chuyển hàng hóa từ tàu này sang tàu khác của Bình Nhưỡng, vốn vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc về phát triển hạt nhân-tên lửa.
Hai nhà ngoại giao nhất trí tăng cường thảo luận về hợp tác an ninh để hiện thực hóa một khu vực "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Cuộc điện đàm này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hoạt động hàng hải ở những vùng biển lân cận quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
| Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, những điểm nhấn, đồng thuận và khác biệt Vấn đề Biển Đông xuất hiện trong nhiều chương trình nghị sự của diễn đàn, hội nghị đa phương thế giới, khu vực. Một trong ... |
| Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13: Kết quả nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 ... |