Bức tượng Phật tay cầm chùm nho trong ngôi chùa cổ. (Nguồn: AFP) |
Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là "chùa nho" vì những mối liên hệ xa xưa với lịch sử trồng nho và làm rượu vang từ nhỏ của đất nước.
Đây cũng là ngôi chùa "có một không 2" ở Nhật Bản khi nho và rượu vang được dâng lễ, thay vì rượu gạo (rượu sake) như ở các đền, chùa khác trên khắp xứ Phù Tang.
Tương truyền vào năm 718 sau Công nguyên, trụ trì khi ấy nằm mơ thấy Đức Phật Dược sư hiện về với một chùm nho trên tay trái.
Sư trụ trì nhận ra chỉ dấu nên bắt đầu phổ biến nghề trồng nho làm rượu cho người dân vùng Yamanashi, từ đó nghề nho phát triển trên vùng đất này.
Hiện nay trong chùa vẫn còn bức tượng Phật tay cầm chùm nho rất lớn.
Một truyền thuyết khác cho rằng nông dân Kageyu Amemiya là người đầu tiên bắt đầu trồng nho ở Nhật Bản, trồng tại vùng này nhưng muộn hơn 450 năm, tức là vào năm 1186.
Tuy nhiên, chỉ đến thời Minh Trị từ năm 1868 đến năm 1912 - thời kỳ chứng kiến sự quan tâm đặc biệt đối với thế giới phương Tây - thì việc sản xuất rượu vang mới thực sự phát triển ở Nhật Bản.
Với đất đai màu mỡ và lịch sử trồng nho lâu đời, Yamanashi - là quê hương của Núi Phú Sĩ- ngày càng nổi tiếng và trở thành nơi sản xuất rượu nho hàng đầu ở Nhật Bản.
Câu chuyện về Daizenji - "chùa nho" càng tạo thêm sức hấp dẫn cho vùng đất này.