Nhật Bản-Đức lần đầu tiên đối thoại 2+2, chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc

Hồng Phúc
Đối thoại chiến lược 2+2 giữa Nhật Bản và Đức lần này là một ví dụ minh chứng rằng Đức đã sẵn sàng tham gia vào cuộc đua cạnh tranh quyền chủ đạo tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản đã tổ chức Đối thoại chiến lược ngoại giao, quốc phòng (Đối thoại 2+2) với Đức lần đầu tiên bằng hình thức trực tuyến, ngày 13/4. (Nguồn: AP)
Nhật Bản và Đức tổ chức Đối thoại chiến lược ngoại giao, quốc phòng (Đối thoại 2+2) lần đầu tiên bằng hình thức trực tuyến, ngày 13/4. (Nguồn: AP)

Theo tờ Nikkei (Nhật Bản), vào ngày 13/4, Nhật Bản đã tổ chức Đối thoại chiến lược ngoại giao, quốc phòng (Đối thoại 2+2) với Đức lần đầu tiên bằng hình thức trực tuyến, một khuôn khổ tương tự như với các đối tác quan trọng khác tại châu Âu là Anh và Pháp.

Rõ ràng, chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide đang ngày càng thúc giục các đối tác quan trọng tại châu Âu tăng cường can dự vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhất là trong bối cảnh xuất hiện những rạn nứt nhất định trong quan hệ Trung Quốc với châu Âu gần đây liên quan đến vấn đề dân chủ nhân quyền.

Tham dự đối thoại về phía Nhật Bản có Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, trong khi về phía Đức có Ngoại trưởng Heiko Maas và Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbauer.

Tại đối thoại, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi đã chỉ trích Trung Quốc khi cho rằng “các hoạt động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đã làm mất đi tiền đề của hòa bình và thịnh vượng đối với cộng đồng quốc tế”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Maas nêu quan điểm “hợp tác an ninh là vô cùng quan trọng trong bối cảnh có nhiều mối đe dọa khác nhau tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Phía Đức cho biết nước này sẽ cử một tàu khu trục đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào mùa Hè tới và có kế hoạch huấn luyện chung giữa Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản với Hải quân Đức.

Việc một quốc gia không có lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương cử tàu chiến đến khu vực này là một điều bất thường, nhưng cũng cho thấy đây là lần đầu tiên Đức thể hiện màu sắc mạnh mẽ về vấn đề an ninh.

Đối thoại chiến lược 2+2 Nhật-Đức lần này là một ví dụ minh chứng rằng Đức đã sẵn sàng tham gia vào cuộc đua cạnh tranh quyền chủ đạo tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Về cơ bản chiến lược của chính quyền Biden và đồng minh là quy tụ một vòng vây kiềm chế Trung Quốc, bao gồm các nước châu Âu. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy Mỹ cảm nhận được khó khăn của việc đơn phương đối đầu và chạy đua vũ trang với Trung Quốc.

Các nước châu Âu khác đã nhận thức được mối đe dọa từ Trung Quốc.

Anh xác định Trung Quốc là mối đe dọa quốc gia lớn nhất đối với an ninh kinh tế, được xác định trong chiến lược an ninh, ngoại giao mới được công bố trong tháng 3 vừa qua.

Anh đã rời Liên minh châu Âu (EU) và không muốn Trung Quốc chủ đạo dẫn dắt châu Á, nơi được xem là thị trường hứa hẹn của nước này. London cũng bày tỏ ý định gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hiệp định có vai trò tạo dựng vòng vây đối với Trung Quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, điểm tương đồng giữa Anh và Nhật Bản là cùng thúc đẩy hệ thống thương mại tự do tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trên biển.

Trong số các nước châu Âu, Anh đã cam kết cử tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và Pháp sẽ cử một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tương tự, Đức dự kiến cử tàu khu trục tới khu vực này vào mùa Hè tới.

Theo Giáo sư Yuichi Morii của Đại học Tokyo, những động thái gần đây của Anh, Pháp, Đức đã gửi một thông điệp hợp tác tới Nhật Bản với tư cách là các nước có chung quan điểm giá trị.

Thủ tướng Đức Angela Merkel từng đánh giá, Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” với sự khác biệt về thể chế chính trị. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một thị trường khổng lồ với quy mô 1,4 tỷ dân và là một đối tác thương mại quan trọng của Đức.

Ngày 7/4 vừa qua, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bà Merkel cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại.

Trong bối cảnh quan hệ châu Âu với Trung Quốc có xu hướng nguội lạnh và khu vực này cũng đối diện với tác động nghiêm trọng về kinh tế từ dịch bệnh Covid-19, Mỹ và Nhật Bản cần nỗ lực thúc đẩy các hoạt động ngoại giao với các nước châu Âu, nhằm hỗ trợ việc duy trì lập trường cứng rắn về an ninh.

TIN LIÊN QUAN
Tranh thủ tàu khu trục Đức tiến vào Biển Đông, Nhật Bản 'rủ rê' tập trận
Ấn Độ, Pháp 'hợp tác chặt chẽ' ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Mỹ-Nhật Bản tăng hợp tác quốc phòng, hướng tới hiện thực hóa 'Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở'
Báo Hong Kong dự đoán 3 điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây 'dậy sóng' ở châu Á-Thái Bình Dương
Ấn Độ-Pháp-Australia họp ba bên, trọng tâm là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhộn nhịp: Hai tàu chiến Pháp cùng Bộ tứ chuẩn bị tập trận lớn ở Vịnh Bengal

Đọc thêm

VietNam Land ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura - Hợp lực cho giai đoạn tăng tốc

VietNam Land ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura - Hợp lực cho giai đoạn tăng tốc

Công ty Cổ phần dịch vụ môi giới Vietnam Land được chính thức công bố là đại lý chiến lược phân phối La Pura - Thành phố dưỡng lành, một ...
Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường.
Dành ưu tiên cao nhất cho thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào trên tất cả các lĩnh vực

Dành ưu tiên cao nhất cho thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Lào trên tất cả các lĩnh vực

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam-Lào.
Tổng thống Mỹ chuẩn bị thăm 'bộ ba' Trung Đông

Tổng thống Mỹ chuẩn bị thăm 'bộ ba' Trung Đông

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm ba nước Trung Đông là Saudi Arabia, UAE và Qatar từ ngày 13-16/5.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm Holocaust

Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm Holocaust

Ngày 24/4, Đại sứ quán Israel và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm Holocaust.
Điện mừng Thủ tướng nước Cộng hòa Serbia

Điện mừng Thủ tướng nước Cộng hòa Serbia

Nhân dịp ông Đuro Macut được bầu làm Thủ tướng nước Cộng hòa Serbia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron tới Ai Cập thể hiện vai trò tích cực của Pháp trong việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức khu vực.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Lào của Chủ tịch nước Lương Cường.
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Phiên bản di động