Tàu chiến Đức đi qua Biển Đông: 'Đòn gió' hay chiến lược?

Minh Quân
TGVN. Việc Đức đưa tàu chiến vào Biển Đông không hướng tới thể hiện quan điểm mới với tranh chấp lãnh thổ hay tác động tới sự ổn định của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tuần vừa qua, truyền thông quốc tế đưa tin Đức sẽ đưa tàu tuần dương tới Biển Đông trong hải trình tới châu Á vào tháng 8/2021.

Một ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có phản ứng mạnh trước thông tin này, cho rằng việc đi lại này không nên được coi là “cái cớ” để làm suy yếu chủ quyền và an ninh các quốc gia ven biển.

Trước đó, Bộ Quốc phòng nước này nhấn mạnh sẽ phản đối bất cứ quốc gia nào lấy lý do tự do hàng hải để “can thiệp vào các vấn đề khu vực” và làm ảnh hưởng tới lợi ích chung các quốc gia khu vực. Tuy nhiên, liệu nhận định này có chính xác?

Tàu tuần dương của Đức trong một cuộc tập trận tại khu vực Rostock, biển Baltic tháng 11/2019. (Nguồn: Reuters)
Tàu tuần dương của Đức trong một cuộc tập trận tại khu vực Rostock, biển Baltic tháng 11/2019. (Nguồn: Reuters)

Duy trì sự trung lập

Công hàm mới nhất của Anh, Đức và Pháp gửi Liên hợp quốc tháng 9/2020 đã nêu rõ Đức không tỏ rõ lập trường về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Điều này từng được đề cập trong tuyên bố của Liên minh châu Âu (EU) sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016. Chưa có gì cho thấy hành động tới của Đức thể hiện sự thay đổi lập trường trong vấn đề này.

Đầu tiên, theo nguồn tin chính thức, tàu chiến Đức sẽ không đi qua khu vực 12 hải lý của bất cứ thực thể nào trên Biển Đông và chỉ thực hiện quyền tự do hàng hải trong hải phận quốc tế.

Mục tiêu của chuyến đi là củng cố tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và không nhằm thách thức bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào.

Thứ hai, theo lịch trình, tàu chiến Đức sẽ không dự bất kỳ cuộc tập trận nào và được cho sẽ thăm cảng ở Australia, tuần tra ở bán đảo Triều Tiên, thăm Nhật Bản, Singapore trước khi đi qua Biển Đông để về Đức. Do đó, khó có thể nói rằng Biển Đông là điểm nhấn trong chuyến hải trình này.

Theo nguồn tin chính thức, tàu chiến Đức sẽ không đi qua khu vực 12 hải lý của bất cứ thực thể nào trên Biển Đông và chỉ thực hiện quyền tự do hàng hải trong hải phận quốc tế.

Thứ ba, hoạt động của Đức có quy mô nhỏ hơn đáng kể so với hoạt động và kế hoạch triển khai lực lượng trong khu vực của hai nước còn lại trong nhóm “bộ tam châu Âu” (E3) là Anh và Pháp.

Paris không còn xa lạ với khu vực này. Hồi tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố hai tàu nước này, trong đó có một tàu ngầm hạt nhân, đã tiến hành tuần tra hàng hải trên Biển Đông không báo trước. Ít lâu sau, tàu tuần dương Pháp Prairial đã tập trận chung với tàu Mỹ và Nhật Bản tại khu vực.

Paris cũng cho biết sẽ điều tàu tấn công đổ bộ Tonnerre và tàu tuần dương Surcouf tới Biển Đông hai lần trong khuôn khổ nhiệm vụ thường niên Jeanne d’Arc, từng được triển khai tại đây giai đoạn 2015-2017.

Mới đây, Anh tuyên bố sẽ triển khai tàu sân bay mới nhất, HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông quý I/2021, đồng thời dự kiến công bố chiến lược quốc phòng-ngoại giao tổng thể tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào giữa tháng 3.

Trước đó, năm 2018, Anh từng nhiều lần thách thức yêu sách chủ quyền phi lý tại quần đảo Hoàng Sa khi cử tàu đổ bộ HMS Albion thực hiện quyền tự do hàng hải. London cũng từng hợp tác với Paris tuần tra tại khu vực đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.

Tính tới nay, Anh đã cử 5 tàu chiến thực hiện các hoạt động tương tự trên Biển Đông.

Không như Anh hay Pháp, Đức không sở hữu lãnh thổ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, khiến sự hiện diện của tàu chiến nước này tại đây rõ ràng không mang tính khiêu khích như lời Trung Quốc nói. Paris có lãnh thổ tại vùng Ấn Độ Dương (New Caledonia, Wallis-and-Futuna, Polynesia và Clipperton), còn London duy trì sự giám sát với phần lãnh thổ Anh tại Ấn Độ Dương và nhóm quần đảo Pitcairn. Đó là còn chưa kể tới Australia, một thành viên tích cực của Khối Thịnh vượng cùng liên kết chặt chẽ với Anh.

Lần cuối tàu Đức tới khu vực này là năm 2002, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản. Với chuyến hải trình dự kiến diễn ra vào tháng 8, Đức là quốc gia cuối cùng trong nhóm E3 có hiện diện quân sự tại đây sau khi công bố tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

(03.11) Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ có chuyến hải trình tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm nay. (Nguồn: Flickr)
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ có chuyến hải trình tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm nay. (Nguồn: Flickr)

Tính toán kỹ càng

Thứ tư, Berlin thường dành nhiều thời gian cân nhắc kế hoạch triển khai hải quân tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và lần này không phải là ngoại lệ.

Năm 2019, có tin tức cho rằng tàu Đức có thể đi qua eo biển Đài Loan hoặc thực hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, song điều này đã không xảy ra.

Năm ngoái, Đức được cho là đã nhiều lần thảo luận với Nhật Bản về triển khai lực lượng tại khu vực, song cả hai bên đều không xác nhận thông tin này.

Theo một số nguồn tin, cho tới tận tháng 2/2021, giới hoạch định chính sách của Đức vẫn còn bất đồng về chuyến hải trình sắp tới, với quan ngại về vấn đề phát sinh khi di chuyển ở khu vực Biển Đông.

“Chiến lược” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hay chính xác hơn là “hướng dẫn chính sách” của Đức cũng phản ánh cách tiếp cận thận trọng này.

Cụ thể, văn bản này đề cập “hàng loạt tranh chấp biên giới”, “nguy cơ bá quyền”, “cạnh tranh công bằng” trong khi phát triển các kết nối và “quan hệ gần gũi với các nền dân chủ”.

Berlin thường dành nhiều thời gian cân nhắc kế hoạch triển khai hải quân tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và lần này không phải là ngoại lệ.

Trong lĩnh vực an ninh, văn bản này chỉ đề cập các mục tiêu chung chung như “bảo vệ” nguyên tắc của UNCLOS, mở rộng hợp tác và đối thoại quốc phòng, giải thích về “các hình thức hiện diện trên biển” với ngôn ngữ tích cực, không mang tính đối địch.

Vấn đề “chủ quyền” không được đề cập, dù Đức sẽ cân nhắc tham gia tập trận với một số đối tác.

Trong khi đó, Pháp, quốc gia duy nhất trong E3 với văn bản có trọng tâm về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trực tiếp đề cập “ảnh hưởng ngày một lớn”, “tham vọng” của Trung Quốc và nhận định Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh là “thách thức ngày càng lớn”.

Khi ấy, Pháp, với tư cách “cường quốc biển hàng đầu”, cần “phản đối tham vọng đơn phương” và tiến hành tập trận và hoạt động can thiệp, triển khai các chiến dịch quân sự chuyên biệt…

Thêm vào đó, tầm nhìn của Pháp không chỉ hướng về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Pháp, mà còn của toàn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Paris sẽ đóng góp vào “duy trì chủ quyền các quốc gia khu vực”. Lời lẽ này là khác hẳn so với cách tiếp cận của Berlin.

Suy cho cùng, hải trình sắp tới của tàu Đức tới Biển Đông đã được tính toán kỹ càng, phù hợp với lập trường trung lập truyền thống của nước này trong các tranh chấp lãnh thổ.

Qua đó, nó hướng tới củng cố nguyên tắc về đi lại trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, thay vì làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của các quốc gia hay sự ổn định của khu vực như phía Trung Quốc từng nhấn mạnh.

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 12/3: Ukraine tuyên bố hành động lịch sử nhắm vào Crimea; Nga cảnh cáo Mỹ; Quốc tế dậy sóng vì hành động của Trung Quốc
Trung Quốc phản đối tàu khu trục Mỹ ở Eo biển Đài Loan, coi đó là hành động khiêu khích
Mỹ tìm cách phối hợp đồng minh Đông Bắc Á đối phó Trung Quốc, dự đoán 'cuộc gặp khó khăn' ở Alaska
Điều thấy được từ một cuộc họp báo của Ngoại trưởng Trung Quốc
Phản đối hành động vi phạm chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

(theo Maritime Issues)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động