Nhìn lại vai trò và thực thi Công ước Luật biển, định hướng giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong quản trị biển và đại dương

Anh Sơn
Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực nhằm nhìn nhận lại giá trị, vai trò của Công ước cũng như chặng đường Việt Nam thực thi những quy định của Công ước trong 30 năm qua. (Ảnh: Anh
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực. (Ảnh: Anh Sơn)

Tham dự Lễ kỷ niệm có hơn 100 đại biểu đến từ Liên hợp quốc, các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các Bộ/ngành của trung ương và địa phương, các Đại sứ, cán bộ lão thành gắn bó với quá trình xây dựng và thực hiện Công ước, cùng nhiều diễn giả trong và ngoài nước.

Tin liên quan
Khai mạc Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực Khai mạc Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (hay còn gọi là UNCLOS) được thông qua ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực ngày 16/11/1994. Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên ký và sau đó phê chuẩn Công ước.

Trong Nghị quyết phê chuẩn Công ước, Quốc hội Việt Nam đã khẳng định: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị sự quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

Phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ một lần nữa nhấn mạnh giá trị, vai trò của Công ước là bản “Hiến pháp của đại dương”, là văn kiện pháp lý quốc tế toàn diện và đầy đủ, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển, được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Đặc biệt, Công ước cũng đã đặt ra cơ sở vững chắc để xác định các vùng biển, từ đó xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, cũng như là cơ sở để tiến hành các hoạt động trên biển, đồng thời Công ước cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấp tương đối toàn diện nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia liên quan tới giải thích và áp dụng Công ước.

Trải qua quá trình 30 năm, trước các vấn đề mới xuất hiện hiện nay như: ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đại dương; các mối đe doạ từ vấn đề nước biển dâng và xói mòn bờ biển đối với các khu vực và đảo ven biển; các thách thức từ công nghệ biển mới…, Công ước vẫn là khuôn khổ pháp lý toàn diện và quan trọng bậc nhất, thể hiện khả năng linh hoạt và thích ứng nhằm đối phó với các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế.

Là một quốc gia ven biển, đồng thời là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đề cao luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của Công ước và tuân thủ, thực thi đầy đủ, có trách nhiệm các quy định của Công ước.

Điểm lại các thành tựu của Việt Nam trong việc triển khai, thực thi Công ước từ năm 1994 đến nay, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ ghi nhận Công ước Luật biển là điều ước quốc tế duy nhất được nêu tên cụ thể tại các Văn kiện Đại hội Đảng của Việt Nam, và là cơ sở để Việt Nam xây dựng, ban hành Luật biển Việt Nam năm 2012, cùng nhiều văn bản, chiến lược, chính sách về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, đồng thời được vận dụng để xác định các vùng biển và ranh giới biển.

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực nhằm nhìn nhận lại giá trị, vai trò của Công ước cũng như chặng đường Việt Nam thực thi những quy định của Công ước trong 30 năm qua. (Ảnh: Anh
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực. (Ảnh: Anh Sơn)

Việt Nam chủ trương kiên trì giải quyết các bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển, và trên thực tế đã vận dụng Công ước trong việc giải quyết các vấn đề phân định biển với các nước láng giềng.

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia ngày càng chủ động, tích cực và sâu sắc của tại các cơ chế được thành lập theo Công ước, thể hiện tinh thần trách nhiệm và thượng tôn pháp luật của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Việt Nam cũng đã tiến cử các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao tham gia vào các cơ quan được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS, trong đó có việc PGS.TS Đào Việt Hà trúng cử vào Uỷ ban Pháp lý và Kỹ thuật, Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, và đề cử ứng viên cho vị trí thẩm phán Toà án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Trong khuôn khổ các phiên thảo luận, các diễn giả và đại biểu tham dự cùng nhìn lại quá trình hình thành và có hiệu lực của UNCLOS; các giá trị của Công ước trong 30 năm qua; vai trò thực tiễn của Công ước ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh phát sinh nhiều thách thức phi truyền thống về biển và đại dương…

Nhiều vấn đề biển và đại dương được quan tâm như giải quyết tranh chấp biển, thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ môi trường biển… được trình bày, trao đổi và thảo luận một cách sâu, rộng, thu hút sự tham gia của các đại biểu.

Nhìn lại 30 năm Công ước Luật biển, ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao khẳng định tính toàn diện của Công ước và ý nghĩa của Công ước đối với cộng đồng quốc tế nói chung, với Việt Nam nói riêng.

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực nhằm nhìn nhận lại giá trị, vai trò của Công ước cũng như chặng đường Việt Nam thực thi những quy định của Công ước trong 30 năm qua. (Ảnh: Anh
Ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao tham luận tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Anh Sơn)

PGS. TS. Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao một lần nữa nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật biển trong quản lý và giải quyết tranh chấp biển, là căn cứ pháp lý để các quốc gia xác lập các vùng biển và quyền được hưởng từ các vùng biển đó.

Công ước cũng xác định quyền và nghĩa vụ hợp tác, kiềm chế của các bên trong vùng biển chồng lấn về yêu sách biển. Quan trọng nhất, Công ước tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp biển bắt buộc, đưa đến các quyết định ràng buộc. Việt Nam đã vận dụng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển, trong giải quyết tranh vấn đề phân định biển và hợp tác biển với các nước láng giềng, như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Gần đây nhất, tháng 7 năm 2024, Việt Nam đã nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).

Về cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển, Tiến sĩ Ximena Hinrichs - Lục sự Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) - và ông Neil Nucup - đại diện Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại Việt Nam - đã giới thiệu các cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển, nhấn mạnh vai trò của các cơ chế như ITLOS và PCA trong giải quyết tranh chấp quốc tế, cũng như trong gỉải thích và áp dụng Công ước Luật biển.

Việc áp dụng Công ước Luật biển trong bối cảnh biển và đại dương có nhiều biến động về an ninh và môi trường cũng là vấn đề được các đại biểu quan tâm. Tiến sĩ Vũ Hải Đăng (Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao) nhận định Công ước là nền tảng pháp lý quan trọng, đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên về bảo vệ môi trường biển một cách toàn diện, trên mọi khía cạnh.

Tiến sĩ Phạm Thị Gấm (Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cung cấp thêm thông tin về vấn đề bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền và tình hình thực hiện các quy định liên quan của Công ước tại Việt Nam.

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực nhằm nhìn nhận lại giá trị, vai trò của Công ước cũng như chặng đường Việt Nam thực thi những quy định của Công ước trong 30 năm qua. (Ảnh: Anh
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Phiên 1. (Ảnh: Anh Sơn)

PGS. TS. Đào Việt Hà - thành viên Việt Nam tại Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật (ISA), thuộc Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA) - cập nhật về tiến trình tại ISA liên quan đến việc xây dựng bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn phục vụ khai thác khoáng sản tại Vùng và bộ giá trị về môi trường cho hoạt động khai thác đáy biển, mà thành viên Việt Nam đã tích cực tham gia, đóng góp.

Các trao đổi, thảo luận tích cực, có chiều sâu tại Lễ kỷ niệm cho thấy, sau 30 năm, Công ước Luật biển - một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế trong thế kỷ XX - vẫn còn nguyên giá trị và tầm quan trọng trong việc quản trị biển và đại dương, đặc biệt trong ứng phó với các thách thức hiện nay như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, và hợp tác phục vụ phát triển.

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực nhằm nhìn nhận lại giá trị, vai trò của Công ước cũng như chặng đường Việt Nam thực thi những quy định của Công ước trong 30 năm qua. (Ảnh: Anh
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Anh Sơn)

Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản

Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản

An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật ...

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.

Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông trong kỷ nguyên mới

Từ 11-12/12, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Australia tổ chức 'Khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông'.
Pax Thiên rời trường quay Paris cùng mẹ Angelina Jolie

Pax Thiên rời trường quay Paris cùng mẹ Angelina Jolie

Ngày 10/12, con trai nuôi người Việt Nam Pax Thiên xuất hiện cùng diễn viên Angelina Jolie ở trường quay bộ phim mới nhất của cô tại thủ đô Pháp.
VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

Chiều nay (11/12), chương trình giới thiệu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) đã diễn ra tại Hà Nội.
Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Hàn Quốc sẽ tiến hành một cuộc điều tra của quốc hội về lệnh thiết quân luật ngắn ngủi của Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố hồi tuần trước.
Israel phát hiện quần thể tâm linh thời tiền sử niên đại 35.000 năm

Israel phát hiện quần thể tâm linh thời tiền sử niên đại 35.000 năm

Các nhà khảo cổ học Israel phát hiện một quần thể tâm linh thời tiền sử, niên đại 35.000 năm tại hang Manot, vùng Galilee, miền Tây nước này.
Tình hình Syria: Phe đối lập cam kết thời kỳ hòa bình mới, Hezbollah nhắn đôi lời, Mỹ xem xét 'quà làm quen'?

Tình hình Syria: Phe đối lập cam kết thời kỳ hòa bình mới, Hezbollah nhắn đôi lời, Mỹ xem xét 'quà làm quen'?

Lãnh đạo phe đối lập đang kiểm soát Syria Abu Mohammed al-Jolan ra cam kết mạnh mẽ về việc ngăn chặn nguy cơ xung đột mới tại đất nước này.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Quốc Vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Quốc Vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Mối quan hệ giữa Ba Lan và Việt Nam rất đặc biệt vì hai nước có quan hệ ngoại giao trong một thời gian dài, năm 2025 sẽ tròn 75 năm.
Đại sứ Marcos A. Bednarski - Tiếp nối hành trình hợp tác hữu nghị, bền vững Việt Nam-Argentina

Đại sứ Marcos A. Bednarski - Tiếp nối hành trình hợp tác hữu nghị, bền vững Việt Nam-Argentina

Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí, chia sẻ về những hoạt động đầu tiên trong nhiệm kỳ công tác của Đại sứ Marcos A. Bednarski
Mang hương vị quê hương đến Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Mang hương vị quê hương đến Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Baoquocte.vn. Đại sứ Philippines và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam đã trả lời phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế ...
Hương sắc Indonesia tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Hương sắc Indonesia tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Baoquocte.vn. Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đã biến Liên hoan Ẩm thực quốc tế thành cơ hội giới thiệu di sản văn hóa phong phú.
Đoàn đại sứ châu Phi thăm Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu Công nghệ cao Hoà Lạc

Đoàn đại sứ châu Phi thăm Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu Công nghệ cao Hoà Lạc

Đoàn Đại sứ, cán bộ Ngoại giao các nước châu Phi tại Việt Nam dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên núi Tản Viên, huyện Ba Vì và thăm Khu CNC ...
Sẵn sàng cho điều bất ngờ

Sẵn sàng cho điều bất ngờ

Nếu là phóng viên, đặc biệt là phóng viên ảnh, bạn cần chuẩn bị rất nhiều cho một chuyến công tác. Thế nhưng, những bất ngờ vẫn luôn chờ đợi...
Phiên bản di động