Nhật Bản, Indonesia sắp tập trận tại Biển Đông: Thông điệp gửi đến Trung Quốc là gì?

Dương Anh
Giới phân tích vừa đưa ra một số nhận định về cuộc tập trận chung tương lai giữa Nhật Bản và Indonesia ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây quan ngại ở vùng biển này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản, Indonesia sắp tập trận tại Biển Đông: Thông điệp gửi đến Trung Quốc là gì?
Khu trục hạm chở trực thăng JS Kaga (DDH 184) của Nhật Bản cùng khinh hạm Indonesia KRI John Lie (358) trong cuộc tập trận ở biển Natuna, phía Nam Biển Đông hồi tháng 10/2020. (Nguồn: JMSDF)

Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Indonesia Prabowo Subianto ở Tokyo ngày 28/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho hay, hai bên sẽ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế việc cố đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, theo Kyodo News.

Ông Kishi cho biết thêm, Tokyo và Jakarta đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng và tổ chức các cuộc tập trận song phương ở Biển Đông.

Phát đi thông điệp mạnh mẽ

Tờ South China Morning Post dẫn lời chuyên gia Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak của Singapore cho rằng, mặc dù chi tiết về các cuộc tập trận ở Biển Đông chưa được công bố, cuộc tập trận có thể diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.

"Điều này sẽ làm nổi bật quyết tâm bảo vệ các quyền chủ quyền của nước này, đặc biệt trong vùng biển xung quanh quần đảo Natuna", ông Storey nhận định.

Quần đảo Natuna nằm ở phía Nam Biển Đông. Cơ quan an ninh hàng hải Indonesia (BAKAMLA) lâu nay cáo buộc các tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép trong EEZ của nước này xung quanh quần đảo Natuna và đã có không ít lần họ phải đối đầu với tàu hải cảnh hộ tống tàu cá Trung Quốc ở khu vực.

Bắc Kinh khẳng định không có tranh chấp chủ quyền với Indonesia, nhưng lại tuyên bố khu vực Jakarta xem là EEZ của Indonesia xung quanh Natuna nằm trong ngư trường truyền thống của Trung Quốc, theo South China Morning Post.

Nhật Bản và Indonesia đã tiến hành cuộc tập trận chung ở biển Natuna, phía Nam Biển Đông vào tháng 10/2020.

Phát hiện 200 tàu cá Trung Quốc tại rạn san hô ở Trường Sa

Phát hiện 200 tàu cá Trung Quốc tại rạn san hô ở Trường Sa

TGVN. Hơn 200 tàu cá Trung Quốc đã bị phát hiện tập trung trái phép gần Đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa của ...

Tham gia cuộc tập trận khi đó, phía Nhật có tàu khu trục chở trực thăng JS Kaga (DDH 184) và khu trục hạm JS Ikazuchi (DD 107), còn phía Indonesia triển khai 2 khinh hạm KRI John Lie (358) và KRI Sutanto (377).

Cuộc tập trận được cho là nhằm gia tăng niềm tin và sự hợp tác về an ninh biển giữa Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và hải quân Indonesia.

Chuyên gia Storey cho rằng, các cuộc tập trận chung sắp tới với Indonesia sẽ nhấn mạnh rằng, Nhật sẵn sàng tăng cường hỗ trợ những nước Đông Nam Á có tranh chấp về Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây quan ngại ở khu vực.

Gần đây, Philippines ngày 21/3 cho biết, khoảng 220 tàu dân binh của Trung Quốc được phát hiện ngang nhiên dàn hàng gần đá Ba Đầu tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 7/3.

Đến ngày 23/3, Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Koshikawa Kazuhiko viết trên Twitter: “Vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới hòa bình và ổn định và là mối quan tâm của tất cả các bên. Nhật Bản phản đối bất kỳ hành động làm leo thang căng thẳng”.

Thỏa thuận mở đường quan trọng

Tại cuộc đối thoại 2+2 giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao của Nhật Bản và Indonesia vào ngày 30/3, hai bên đã ký một thỏa thuận chuyển giao thiết bị quốc phòng và công nghệ.

Thỏa thuận này sẽ mở đường cho Nhật Bản xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang Indonesia. Trước đó, Nhật đã ký thỏa thuận tương tự với hai quốc gia Đông Nam Á khác là Malaysia và Philippines.

Tin liên quan
Cấp cao Mỹ-Trung tại Alaska: Khác biệt lớn trong kỳ vọng sẽ khiến cuộc gặp Cấp cao Mỹ-Trung tại Alaska: Khác biệt lớn trong kỳ vọng sẽ khiến cuộc gặp 'kết thúc trước khi bắt đầu'?

“Đó là một thỏa thuận quan trọng đối với Indonesia, vốn đang cần nâng cấp khả năng phòng thủ trên biển… Indonesia không thể đối đầu với Trung Quốc về số tàu thuộc hải quân hay lực lượng tuần duyên, nhưng tôi nghĩ, khi có được những thiết bị tiên tiến và cuộc tập trận từ những quốc gia như Nhật, Indonesia ít nhất có thể tự tin khi cuộc đối đầu diễn ra”, nhà nghiên cứu Natalie Sambhi, người sáng lập Verve Research - tổ chức nghiên cứu độc lập ở Australia tập trung vào các mối quan hệ quân-dân sự ở Đông Nam Á, nhận định.

Nhật Bản đã tặng một tàu tuần tra cho Indonesia vào tháng 2/2020, nhưng học giả Sambhi cho rằng, Indonesia cần nhiều hơn thế để có thể bảo vệ vùng biển rộng lớn của quốc gia Đông Nam Á này.

“Trưởng Cơ quan an ninh hàng hải Indonesia hồi năm ngoái cho hay, Jakarta chỉ có 10 tàu tuần tra và đang cần tới 77 tàu, nên những con số đó cho thấy, việc nâng cấp có thể hữu ích cho Indonesia đến mức nào”, bà Sambhi nhận định.

TIN LIÊN QUAN
Tàu chiến Mỹ từng đi qua Biển Đông phóng thành công tên lửa chống hạm
Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu
Không riêng Biển Đông, Trung Quốc vận dụng 'cắt lát salami' ở Himalaya như thế nào?
Philippines ‘tuần tra chủ quyền’ ở Biển Đông, Trung Quốc thông báo kế hoạch tập trận
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 6/5. Lịch âm hôm nay 6/5/2024? Âm lịch hôm nay 6/5. Lịch vạn niên 6/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Xem tử vi 6/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đêm kịch nhớ đời

Đêm kịch nhớ đời

Kỷ niệm buổi tối phục vụ bộ đội trước lúc lên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ và quần chúng là dấu ấn không phai mờ trong cuộc đời ...
Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Sức công phá khá bất ngờ của chiến dịch UAV vào các nhà máy lọc dầu của Moscow, đã có những ảnh hưởng lớn tới kinh tế Nga...
Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư vú

Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư vú

Chế độ ăn lành mạnh, cân đối và đa dạng thực phẩm luôn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho bệnh nhân ung thư.
Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Chính phủ Nga ra quyết định, từ nay đến hết ngày 31/8, áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đường nhằm bảo đảm ổn định thị trường lương thực trong nước.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động