Nhật Bản không còn 'nhịn' để Trung Quốc hoành hành trên Biển Hoa Đông

TGVN. Khi Trung Quốc liên tục xâm nhập với tần suất kỷ lục vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông, Nhật Bản đã lên kế hoạch thành lập đơn vị tác chiến điện tử gây nhiễu tín hiệu và sẵn sàng cho những diễn biến leo thang căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
​Máy bay ném bom Mỹ bay qua Biển Hoa Đông
Va chạm tàu trên biển Hoa Đông, hơn 30 người mất tích
nhat ban khong con nhin de trung quoc hoanh hanh tren bien hoa dong
Tàu hải cảng Nhật tăng cường tuần tra Biển Hoa Đông. (Nguồn: AP)

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đang lên kế hoạch thành lập một đơn vị tác chiến điện tử mới chịu trách nhiệm gây nhiễu tín hiệu để đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng.

Đơn vị này, với khoảng 80 nhân viên, dự kiến được thành lập vào mùa Xuân tới tại căn cứ của Lực lượng Phòng vệ trên Bộ (GSDF) ở thành phố Kumamoto, phía Tây Nam Nhật Bản. Đơn vị này sẽ đóng vai trò hậu thuẫn ở phía Nam cho đơn vị tác chiến điện tử được thành lập từ thời Chiến tranh Lạnh trên đảo Hokkaido ở phía Bắc Nhật Bản.

Đơn vị tác chiến điện tử đầu tiên của Nhật Bản đóng quân tại doanh trại Higashi-Chitose, Hokkaido, nơi có vị trí đắc địa và từng phát huy hiệu quả trong việc chặn các tín hiệu của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, Biển Hoa Đông đang nổi lên như một ưu tiên mới hơn trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản. Trong những tuần gần đây, các tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập với tần suất kỷ lục vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, nơi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Vì vậy, việc thành lập đơn vị tác chiến điện tử mới ở phía Nam được cho là rất cần thiết, một phần do bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc không ngừng gia tăng liên quan tới khu vực nhạy cảm này.

Trong trường hợp quần đảo Senkaku bị tấn công, đơn vị mới sẽ xác định bước sóng điện từ mà các tàu chiến và máy bay của đối phương sử dụng để liên lạc và phát tín hiệu radar. Sau đó, đơn vị này sẽ tìm cách phá sóng nhằm can thiệp vào hệ thống truyền tín hiệu dẫn đường cho tên lửa dẫn đường của kẻ thù.

Đơn vị đặc nhiệm này sẽ đóng quân tại Trại Kengun ở thành phố Kumamoto, và sẽ phối hợp với Lữ đoàn Đổ bộ Triển khai Nhanh, doanh trại Ainoura ở tỉnh Nagasaki và có nhiệm vụ tái chiếm các hòn đảo.

Theo kế hoạch, các thành viên của đơn vị kể trên sẽ bắt đầu tham gia hoạt động đào tạo về tác chiến điện tử vào tháng tới tại Trường Tín hiệu Lực lượng Phòng vệ ở tỉnh Kanagawa, giáp Thủ đô Tokyo. Chương trình đào tạo bao gồm cả nội dung các hướng dẫn về năng lực tác chiến điện tử mới nhất đang được phát triển trên phạm vi quốc tế.

Tháng 3/2020, Trường Tín hiệu Lực lượng Phòng vệ đã tiếp nhận Hệ thống Tác chiến Điện tử Mạng (NEWS) gắn trên xe tải. Hệ thống này có thể phân tích các sóng điện tử trên bán kính rộng và gây nhiễu tín hiệu. Đơn vị tác chiến điện tử mới cũng sẽ sử dụng NEWS và được đào tạo về cách vận hành hệ thống này.

Năng lực tác chiến điện tử trong những năm gần đây đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong năng lực quốc phòng của nhiều quốc gia. Theo các chuyên gia an ninh, Nga có thể đã sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 bằng cách sử dụng công nghệ gây nhiễu đối với lực lượng Ukraine. Không giống một cuộc xâm lược trên bộ, việc chiếm một hòn đảo biệt lập có liên quan tới mạng lưới liên lạc phức tạp giữa các lực lượng trên bộ, trên không và hải quân và do vậy, việc chặn các hệ thống liên lạc ngày càng trở thành yếu tố “sống còn” với các lực lượng phòng thủ.

Cuối tháng 12/2019, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2020 cao kỷ lục là 5.310 tỷ Yên (khoảng 48,5 tỷ USD). Đây là năm thứ 8 liên tiếp chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe tăng ngân sách quốc phòng. Trong số này, khoảng 15 tỷ Yên sẽ được sử dụng để phát triển “máy bay tác chiến điện tử” với khả năng chặn tín hiệu để ngăn cản các lực lượng thù địch xâm lược.

Bên cạnh đó, Nhật Bản đã thành lập đơn vị tác chiến không gian đầu tiên thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF), vì vậy một phần ngân sách cũng sẽ được sử dụng mua sắm các thiết bị để phát hiện sự can thiệp vào các tín hiệu điện tử bằng vệ tinh của Nhật Bản và theo dõi rác thải vũ trụ, cũng như các vật thể không xác định.

Nhật Bản cứu 26 công dân Triều Tiên bị đắm tàu tại Biển Hoa Đông

Nhật Bản cứu 26 công dân Triều Tiên bị đắm tàu tại Biển Hoa Đông

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 12/1 cho biết đã cứu 26 công dân Triều Tiên sau khi những người này ...

Australia nên làm gì ở Biển Đông?

Australia nên làm gì ở Biển Đông?

Có quan hệ gần gũi với cả Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, Australia có thể là cầu nối trung gian giải quyết những căng ...

G7 quan ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

G7 quan ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Thông tin được Chính phủ Nhật Bản đưa ra ngày 6/4.

Thu Hiền (theo Nikkei Asia Review)

Đọc thêm

Cận cảnh Mazda CX-80 vừa ra mắt: Thiết kế 3 hàng ghế, chỉ có động cơ hybrid

Cận cảnh Mazda CX-80 vừa ra mắt: Thiết kế 3 hàng ghế, chỉ có động cơ hybrid

SUV cỡ lớn Mazda CX-80 chính thức ra mắt với thiết kế 3 hàng ghế gồm cấu hình 6 hoặc 7 chỗ, đáng chú ý chỉ có trang bị động ...
Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga của châu Âu cần được tiếp cận một cách thận ...
Top 4 mẫu xe mui trần cứng tốt nhất năm 2024

Top 4 mẫu xe mui trần cứng tốt nhất năm 2024

Nhắc đến xe mui trần cứng người ta sẽ nghĩ ngay đến những mẫu xe có thiết kế đậm chất thể thao, cá tính nhưng không kém phần sang trọng.
Nhận định, soi kèo Luton Town vs Brentford, 21h00 ngày 20/4 - Vòng 34 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Luton Town vs Brentford, 21h00 ngày 20/4 - Vòng 34 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Luton Town vs Brentford tại vòng 34 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 20/4.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/4/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 21/4. Lịch âm hôm nay 21/4/2024? Âm lịch hôm nay 21/4. Lịch vạn niên 21/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp hanh thông

Xem tử vi 21/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 21/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động