📞

Nhật Bản mở rộng khu công nghiệp ở Đông Nam Á

11:33 | 11/02/2015
Các công ty thương mại lớn của Nhật Bản đang mở rộng các khu công nghiệp của mình ở các nước Đông Nam Á khi các nhà sản xuất Nhật Bản tiếp tục chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài bất chấp sự mất giá của đồng Yên.
Công ty thương mại Nhật Bản Sojitz đang xây dựng nhiều nhà máy cho thuê hơn tại khu công nghiệp của hãng này tại Việt Nam. Nguồn: Nikkei Asian Review

Sự mở rộng này trải khắp các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị tiền đề khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập cuối năm nay nhằm loại bỏ thuế quan và khuyến khích dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn trong khu vực.

Một mũi tên trúng nhiều đích

Đối với các công ty kinh doanh, đầu tư vào các khu công nghiệp cho phép họ tận dụng chuyên môn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời bảo đảm nguồn thu ổn định ở các nền kinh tế ASEAN đang phát triển nhanh chóng.

Trong năm 2013, đầu tư trực tiếp của các công ty Nhật Bản ở các nước thành viên ASEAN đã lên đến 23,61 tỷ USD, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, một cơ quan thuộc Chính phủ, 60% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ sẽ mở rộng kinh doanh tại ASEAN, vượt qua số lượng các công ty có kế hoạch mở rộng ở Trung Quốc. Đồng Yên yếu hơn rõ ràng đã không ngăn cản các công ty Nhật Bản di chuyển cơ sở sản xuất đến các thị trường đang phát triển.

Thêm không gian cho thuê

Ở Việt Nam, các công ty kinh doanh Nhật Bản Sojitz và Daiwa House sẽ xây dựng thêm nhà máy cho thuê trong các khu công nghiệp của Nhật Bản gần thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, các khu công nghiệp của hai công ty này có 13 khối với diện tích trên 10 nghìn km2 đất. Hai công ty đang gấp rút để phát triển thêm 10 nghìn km2 để có thể sử dụng vào mùa xuân này, với mục tiêu cho khoảng 25 công ty thuê.

Không giống như khu phức hợp công nghiệp thông thường, nơi các nhà phát triển khu bán chủ yếu mặt bằng đất đai thì các nhà khai thác khu công nghiệp lại xây dựng cơ sở cho thuê. Phương pháp này giúp các công ty hạn chế chi phí đầu tư ban đầu, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ di chuyển sản xuất ra nước ngoài.

Sojitz đã tiến hành mở rộng một khu công nghiệp ở ngoại ô Jakarta. Công ty dự định hoàn thành dự án vào năm 2016, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu một năm.

Trong khi đó, công ty thương mại lớn Sumitomo Corp có kế hoạch tăng diện tích nhà máy cho thuê tại khu công nghiệp gần thủ đô Hà Nội thêm 30%, nâng tổng diện tích lên đến 85,5 nghìn km2. Công ty đang tìm cách để hoàn thành việc xây dựng và bắt đầu cho phép người thuê nhà máy chuyển đến trong tháng 6.

Rival Itochu cũng đang mở rộng cụm công nghiệp của mình tại Indonesia thêm khoảng 20%, lên đến 1000 ha và có kế hoạch bán các lô mới vào mùa xuân này.

Công ty thương mại Marubeni được thiết lập để tăng cường khả năng xử lý nước và nước thải tại khu công nghiệp ở Bekasi, gần Jakarta. Công ty có kế hoạch tăng gấp ba lần công suất xử lý hàng ngày vào tháng Bảy, một động thái nhằm giúp người thuê có thể mở rộng nhà máy của họ dễ dàng hơn.

MAI THẢO (Nikkei Asian Nikkei)