Nhật Bản 'mạnh mẽ yêu cầu' Trung Quốc giải quyết các vấn đề song phương, trong đó có các hoạt động quân đơn phương trên vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông. (Nguồn: Kyodo) |
Chính phủ Nhật Bản thông báo, ngày 23/6, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và Đại dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takehiro Funakoshi đã điện đàm với Vụ trưởng Vụ Biên giới và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Liang.
Trong cuộc điện đàm, ông Funakoshi phàn nàn về "hoạt động phát triển nguồn tài nguyên một cách đơn phương" trên biển.
Cuộc điện đàm diễn ra sau khi Nhật Bản xác nhận rằng, Trung Quốc đặt một giàn khoan thăm dò mỏ khí mới ở phần phía Tây của cái gọi là "đường trung tuyến" giữa hai nước do Tokyo đề xuất, ngăn cách vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của hai nước trên biển.
Hồi tuần trước, Nhật Bản cũng xác nhận, công trình xây dựng mới của Bắc Kinh được cho là để thăm dò khí đốt tại một địa điểm khác bên phía Trung Quốc thuộc đường trung tuyến.
Nhật Bản nắm được thông tin về 18 công trình như vậy của Trung Quốc trong khu vực bao gồm cả những công trình đang được xây dựng.
Ngoài ra trong cuộc điện đàm, ông Funakoshi cũng nêu vấn đề các tàu Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển Nhật Bản xung quanh Quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Ông Funakoshi "mạnh mẽ yêu cầu" Trung Quốc giải quyết các vấn đề song phương, bao gồm cả "các hoạt động quân sự tăng cường", chẳng hạn như vụ máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc và Nga bay trên vùng biển Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua, cũng như một cuộc khảo sát hàng hải do một tàu nghiên cứu của Trung Quốc thực hiện ở khu vực EEZ của Nhật Bản hồi đầu tháng này.
Đề cập kế hoạch thiết lập một đường dây nóng khẩn cấp giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc để tránh những sự cố bất ngờ, quan chức hai nước nhất trí sẽ thúc đẩy việc này.
| Tin thế giới 23/6: Ukraine nói 'cao trào đáng sợ' ở Donbass? Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt; Australia vật lộn bài toán khó với Trung Quốc Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt, Ukraine gia nhập EU, quan hệ Nga-Mỹ, Australia-Trung Quốc, tình hình Bán đảo ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/6): Cú sốc nguồn cung từ xung đột ở Ukraine, Mỹ và đồng minh ‘ra tay’ với dầu Nga, ‘bóng ma’ lạm phát đe dọa Bulgaria Xung đột Nga-Ukraine tác động lớn tới tăng trưởng GDP toàn cầu, các nước tìm mọi cách hạ nhiệt giá xăng dầu, đối phó lạm ... |